Thông tin, kĩ thuật nuôi và các bệnh thường gặp ở cá bảy màu

Cá Bảy màu loại cá cảnh quen thuộc với tất cả mọi người, chúng là loại khá phổ biến và được rất nhiều người nuôi. Sau đây chợ sinh vật cảnh sẽ cùng bạn tìm hiểu thông tin và kỹ thuật nuôi cá bảy màu mà bạn cần biết để bạn có thêm nhiều kinh nhiệm trong việc nuôi cá.

1.Thông tin cơ bản về cá Bảy màu

Cá Bảy còn được gọi với rất nhiều cái tên như: Cá Guppy, cá đuôi quạt hay cá công…. Chúng có tên khoa học là Poecilia.

Chúng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng trải qua nhiều năm chúng đã được lai tạo và nhân giống bởi các chuyên gia. Hiện nay chúng là dòng cá khá phổ biến trên thị trường cá cảnh và chúng đã có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới (trừ Châu Nam Cực) với nhiều màu sắc đa dạng và khác nhau.

Cá bảy màu
Cá bảy màu

Là một loại cá nước ngọt, thuộc họ cá Khổng Tước, có đặc điểm sinh sản nhanh và liên tục hay còn được gọi là cá đẻ trứng thai.

Cá Bảy màu ở Việt Nam hiện tại chủ yếu là loại bảy màu đuôi rắn và cá bảy màu thân xanh đen, đuôi xanh biếc, đỏ và có điểm một vài vạch trắng. Hay một số loại khác được nhập khẩu như guppu, guppy full gold,… loại này lên màu đẹp và cực kỳ sang.

2.Kỹ thuật nuôi cá Bảy màu

Thức ăn cho cá bảy màu cũng có đủ các loại từ bình dân đến cao cấp tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của bạn. Chúng có thể ăn cám công nghiệp loại thức ăn dễ kiếm bạn có thể tìm mua ở tất cả các tiệm cá cảnh lớn nhỏ. Nhưng thức ăn tươi sống luôn là nguồn thức ăn được loại cá này yêu thích, đặc biệt là trùng chỉ. Nguồn thức ăn trên không chỉ đảm bảo mà còn cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho chúng. Hãy cố gắng cho cá ăn và chia đều đặn thành nhiều bữa ăn nhỏ mỗi ngày và 2 trong số bữa ăn đó là thức ăn tươi.

Đa phần cá bảy màu chết do nước quá bẩn, không phải do nguồn nước mà bị bẩn do một số thức ăn bị dư thừa gây nhiễm bẩn lên dễ làm chết cá. Vì chúng ăn rất ít nên bạn cần chú ý đến lượng thức ăn hàng ngày của chúng, cho chúng ăn ít thôi tránh cho ăn dư thừa làm thành cặn dưới đáy hồ gây nhiễm bẩn. Nên cần phải rút bẩn thường xuyên.

Kỹ thuật nuôi cá bảy màu
Kỹ thuật nuôi cá bảy màu

Cá bảy màu có thể sống tốt ở trong nhiều loại môi trường. Nhưng để chúng phát triển được khỏe mạnh, người nuôi cần phải vệ sinh bể cá thường xuyên. Bạn nên bỏ vào bể một ít rong không chỉ để làm nguồn thức ăn cho cá mà rong còn có tác dụng làm sạch nước. Nhiệt độ trong bể cá cũng cần được duy trì ổn định. Nhiệt độ lý tưởng là trong khoảng từ 18-280C. Vào những ngày trời quá lạnh bạn có thể dùng cây sưởi để sưởi ấm cho cá. Và cũng cần tránh thay nước nhiều lần khiến chúng bị thay đổi môi trường nước trung bình khoảng 4 – 5 ngày bạn thay nước một lần. Cần chú ý khi thay nước lên giữ lại khoảng 50% lượng nước cũ để chúng dễ thích nghi với môi trường nước mới hơn.

Đối với cá khi mới mua về việc đầu tiên cần làm đó là hãy thả chúng vào một cái bể nhỏ và dùng chính nguồn nước cá ở nơi mà bạn đã mua chúng để nuôi tạm. Tránh thay đổi môi trường sống đột ngột cúa cá. cần chú ý là khi mua bạn lên xin nhiều nước ở nơi mua cá. Sau đó cứ khoảng 20 đến 30 phút, bạn cần lấy 1 ít nước trong nhà đổ thêm vào bể nuôi tạm. Khi nào đầy khoảng 3/4 bể thì hút bớt 1/2 ra và tiếp tục thay bằng nước nhà bạn vào. Bạn làm 2-3 lần trong vòng 1-2 giờ. Điều này giúp cá quen dần với môi trường nước mới, khi đã làm xong thì bạn có thể thả cá vào bể mà bạn nuôi cá được rồi.

Khi nuôi cá bạn nhớ bỏ thêm vào một chút muối hột để giúp cá tránh được một số bệnh.

cách chăm sóc cá bảy màu
cách chăm sóc cá bảy màu

Điểm cúc kỳ thú vị ở loại cá này là chúng đẻ con chứ không phải đẻ trứng. Khác với những loại cá khác cá bảy màu thụ tinh trong và đẻ ra cá con thay vì đẻ trứng rồi thụ tinh. Cá đẻ nhiều, cá mái sinh đẻ định kỳ từ 7-10 ngày và số cá con đinh sinh ra khoảng 15-20 con. Sau khi sinh khoảng 1 giờ thì cá con có thể bơi lội tung tăng.

Dấu hiệu để nhạn biết cá cái sắp sinh là: cá có biểu hiện uốn mình, đuôi uốn cong lên và xèo to, cạnh vây gần hậu môn có phần nhô ra. Khi sắp sinh chúng thường thích ẩn mình trong rong rêu,…. Cá bảy màu còn có đặc tính ăn thịt cá con lên khi cá mẹ đẻ xong bạn lên tách riêng chúng ra.

Cá con mới sinh có sức đề kháng rất khỏe thích nghi với môi trường nước tốt lên khi tách bạn chỉ nên bắt cá con ra một bể khác. Không nên cá bố và cá mẹ vì khi chuyển ra môi trường khác chúng rất dễ bị sốc và chết.

3.Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu

Khi nói đến bệnh của cá bảy màu là nấm- túm- lắc.

  • Nấm xuất hiện những đốm hoặc mảng trắng trên thân hoặc vây cá. Nấm có thể lan ra thành búi nhìn rất ghê.
  • Túm là hiện tượng vây và đuôi cá không xèo rộng như bình thường mà bị túm lại.
  • Lắc là cá không còn bơi thẳng mà cứ lắc qua lắc lắc lại hai bên.

Cá bảy màu bị stress: là do khi mới mua cá về không để cá ở nơi yên tĩnh và tiếp xúc nhiều với ánh sáng và dụng chạm nhiều khiến cá bị stress.

Cá bảy màu bỏ ăn

Cá bảy màu bị sình bụng.

Những ai thích chơi hệ thủy sinh thì cá bảy màu là một sự lựa chọn tốt. Chơi cá cảnh là thú vui giải trí lành mạnh chúng còn giúp bạn thêm yêu thiên nhiên hơn. Qua bài viết trên chợ sinh vật cảnh đã cùng bạn tìm hiểu thêm một số thông tin và cũng đã chia sẻ cho bạn về kỹ thuật nuôi cá bảy màu. Chúc bạn thành công trong quá trình nuôi dưỡng cá.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *