Cây Hoàng Hậu có 1 vẻ đẹp vừa kiêu sa lộng lẫy vừa dịu dàng thanh khiết. Nó là loại cây ngoại thất rất quý với những chùm hoa màu vàng mang vẻ thơ mộng. Cây không chỉ dùng để trang trí làm cây cảnh mà còn tạo được bóng mát tăng độ thẩm mỹ, khiến cho những nơi nó xuất hiện trở nên tràn đầy sức sống và nhộn nhịp hơn. Hãy cùng Chợ sinh vật cảnh đi tìm hiểu về loài cây này nhé!
1.Nguồn gốc xuất xứ của cây Hoàng Hậu
Cây Hoàng Hậu hay còn thường được gọi là Cây bọ cạp vàng, tên khoa học là Cassia fistula L. Cây có nguồn gốc từ miền nam Châu Á, từ miền nam Pakistan kéo dài về phía đông qua đến Ấn Độ tới Đông Nam Á và về phía nam Sri Lanka. Cây là loài trung tính, ưa sáng, chịu hạn tốt. Tại Việt Nam loài cây này còn có tên là Osaka. Ở nước ta nó được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đồng lai, Sài Gòn, Đắk Lắk….
2.Đặc điểm của cây Hoàng Hậu.
Cây Hoàng Hậu có thân gỗ trung bình, lớp vỏ ngoài thân màu xám trắng, bên trong màu hồng. Cây tán rộng, chiều cao khoảng từ 10-20 m. Cây có lá kép dài, mềm nhẵn. Khi lá còn non có màu xanh mướt, về già lá cây chuyển sang màu xanh đậm. Hoa mọc theo dạng chùm, có màu vàng rủ xuống. Quả của cây hình trụ, cứng và có mùi hôi. Quả non có màu xanh, quả già có màu đen. Hạt của cây có thể dùng làm thuốc xổ. Cây có tốc độ sinh trưởng trung bình, phù hợp với môi trường đất ở vùng nhiệt đới. Cây phát triển tốt khi ở nơi có nhiều nắng, đất thoát nước tốt, không thích hợp với môi trường lạnh và khô hạn.
3.Công dụng của cây Hoàng Hậu.
Cây Hoàng Hậu là loại cây thân gỗ, có giác lõi phân biệt, thân cứng và nặng. Nên nó được sử dụng là loài cây lấy gỗ để xây dựng nhà cửa và làm đồ gia dụng hay nông cụ. Thịt cây có màu hồng được sử dụng làm chất nhuộm màu đỏ. Cây có công dụng lớn nhất là được trồng để trang trí ngoại thất, sân vườn và đô thị. Nó mang lại cho không gian vẻ đẹp tràn đầy màu sắc, lấy bóng mát, nó còn có tác dụng thanh lọc kiến không khí, loại bỏ những độc tố gây hại làm cho xung quanh trở nên trong lành hơn.
Ngoài ra cây còn có công dụng trong y học, mỗi 1 bộ phận của cây đều có tác dụng chữa bệnh. Quả của cây được xem là thuốc nhuận trường rất hiệu quả và an toàn cho người dùng. Rễ cây đem đi đốt rồi xông khói theo đường mũi có thể làm thông khí quản sạch niêm mạc mũi và có thể chữa cảm vô cùng hiệu quả. Hay có thể lấy dịch chiết cô đặc thành cao uống sẽ hạ sốt nhanh. Lá cây dùng để chữa các bệnh ngoài da như dị ứng, đau nhức. Nếu bị đau khớp, phù nhũng có thể vò nát lá chà xát trực tiếp lên chỗ bị đau sẽ hết đau.
4.Cách chăm sóc cây Hoàng Hậu.
Cây Hoàng Hậu là loài cây rất dễ chăm sóc, muốn cây phát triển tốt thì chỉ cần chú ý để cây ở nơi phù hợp thì sẽ không sợ cây sẽ chết.
- Ánh sáng: Đây là cây ưa bóng mát, có thể sống ở nơi ít ánh sáng, chỉ cần có ánh sáng điện huỳnh quang nó cũng có thể sinh trưởng và phát triển tốt được. Nhưng nếu muốn cây có lá có màu đẹp thì nên trồng cây ở nơi có ánh sáng lúc sáng sớm và chiều tối. Tránh trồng cây ở nơi có ánh nắng buổi trưa mùa hè, vì nếu ở nơi có nhiệt độ cao sẽ khiến lá cây bị cháy nhìn sẽ không đẹp.
- Đất trồng: Cây có bộ rễ khỏe mạnh và phát triển nhanh. Vì vậy cây thích hợp trồng với loại đất nhiều mùn, chấu, tro, xơ dừa… Đất được trộn với tỉ lệ hợp lý sẽ khiến cho cây có độ thông thoáng để giúp rễ cây phát triển.
- Nước: Cây khá ưa nước và có thể trồng thủy sinh. Tuy nhiên khi trồng đất cũng chỉ cần tưới 2 lần/tuần nếu trồng trong nhà, 3 lần/ tuần nếu trồng ngoài trời . Mỗi lần tưới chỉ cần tưới đủ ẩm đất, không nên để đất bị ẩm quá lâu vì sẽ khiến cho vi khuẩn có điều kiện phát triển tốt và sẽ tất công cây khiến cây bị thối và chết.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây là từ 15-17 độ C. Cây cũng có thể chịu được nhiệt độ trong điều kiện khắc nghiệt từ 10-35 độ C. Nếu nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn thì cây sẽ chậm hay ngừng phát triển.
- Dinh dưỡng: Nên bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón thêm phân NPK 2 theo định kỳ khoảng 1 lần/3 tháng.
- Nhân giống: Cây Hoàng Hậu được nhân giống bằng cách tách bụi hay giâm cành. Nhưng cây thường được dùng phương pháp tách bụi vì nó giúp cây phát triển nhanh.
5.Những điều cần chú ý khi trồng cây.
- Không nên đặt cây trực tiếp trước ánh sáng mặt trời.
- Phải cắt bỏ những phần lá vàng, lá héo úa.
- Không đổ bã cafe, bã chè vào cây.
- Phải để cây thông thoáng.
- Cây dễ bị mắc bệnh sâu đục thân và cây ăn lá nên cần thường xuyên kiểm tra để nhanh chóng đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
- Cần phải có chế độ tưới nước hợp lý, không nên tưới quá nhiều nước . Và phải đảm bảo khả năng thoát nước của đất trồng.
- Không nên để cây ở nơi ẩm thấp tối tăm, không gian kín khó có khí lưu thông.
- Không trồng cây ở những nơi khô cằn, lạnh giá.
- Cây có độc ở các bộ phận như lá, hoa, quả, hạt nên phải cẩn thận, nhất định không được ăn hay nấu nướng các bộ phận của cây để tránh gây ra ngộ độc.
Hi vọng qua bài viết trên của Chợ sinh vật cảnh sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về cây Hoàng Hậu.