Lựu được biết đến là một loại cây ăn quả thường được trồng ở những khu vực nhiệt đới và ôn đới. Cây lựu có thể trồng được ở trong vườn hoặc trong chậu cây nhỏ để trang trí cho nhà ở. Lựu không chỉ là một loại cây ăn trái, cây kiểng mà còn mang một ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Dưới đây Chợ Sinh Vật Cảnh sẽ chia sẻ một vài thông tin cơ bản liên quan đến ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc cây tốt nhất.
Ý nghĩa cây lựu trong phong thủy là gì?
Lựu là một loài cây biểu tượng cho sự kiên định, vững chãi. Quả lựu nổi bật với màu đỏ, căng mọng nước – là một biểu tượng cho sự may mắn và nhiều tài lộc trong cuộc sống. Hoa lựu còn có tác dụng xua đuổi được tà ma, mang đến cho gia chủ một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc và no đủ.
Hiện nay, có rất nhiều gia đình trồng một cây lựu đỏ ở trước và vào mỗi dịp Tết đến Xuân về. Chúng không đơn thuần chỉ là một loại cây trang trí mà còn thể hiện ước muốn thu hút nhiều tài lộc cho gia chủ trong ngày đầu năm mới.
Các đặc điểm hình thái của cây lựu
Cây lực thuộc nhóm cây thân gỗ có màu nâu xám và rất dẻo với nhiều nhánh nhỏ. Kích thước lá rộng với chiều cao trung bình khoảng 2 – 8m. Những cây lựu có kích thước càng lớn thì sẽ càng có nhiều nhánh nhỏ, tạo thành một bụi dày xum xuê.
Kích thước lá cây khoảng 3 – 4cm với hình dáng nhọn ở cuối lá và phình to ở chính giữa. Chúng mọc đối xứng nhau hoặc mọc thành từng lùm tính từ phần thân và phần nhánh. Hoa lựu có thể mọc riêng lẻ hoặc cũng có thể mọc thành từng chùm ở phần ngọn hoặc nách lá.
Cây lựu thường sẽ ra trái vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10 hàng năm sau mùa ra hoa. Quả lựu có màu đỏ, hình tròn với bán kính khoảng 8 – 10cm. Vỏ quả lựu khá dày và cứng, bên trong có rất nhiều hạt với nhiều lớp ngăn khác nhau.
Cách trồng cây lựu để đạt năng suất cao
Dưới đây là một số kinh nghiệm trồng cây lựu cho năng suất cao mà bạn có thể tham khảo:
Thời vụ trồng cây lựu là khi nào?
Thời điểm tốt nhất để trồng lựu là vào đầu mùa mưa hoặc vào cuối mùa thu. Đây là thời điểm tốt, những cơn mưa đầu mùa sẽ giúp cho cây lựu phát triển tốt hơn.
Tiêu chuẩn đất và giống cây lựu con cần phải đáp ứng
Ở Việt Nam hiện đang gồm hai loại lựu phổ biến là lựu trắng và giống lựu đỏ. Lựu trắng cho quả to và khi chín sẽ có màu trắng chủ đạo. Đối với lựu đỏ Thái Lan thì khi chín sẽ có màu đỏ cuốn hút. Kích thước lựu đỏ hơi nhỏ nhưng lại cho nhiều quả hơn.
Chuẩn bị hố và đất trồng cho cây lựu như thế nào?
Bạn có thể trồng cây lựu con với đất nhiều phù sa hoặc các loại đất thịt có trộn chung với phân hữu cơ. Những loại đất này sẽ giúp cây lựu có thể hấp thụ được những dưỡng chất một cách tốt nhất. Nếu cây lựu trồng ở trong chậu thì bạn nên trộn thêm một ít tro trấu để tạo được lớp nền phù hợp nhất.
Cắt tỉa cành và tạo tán cho cây lựu như thế nào?
Cành lá của cây lựu có tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng. Vì vậy, khi chăm cây lựu bạn cần phải cắt tỉa nhánh cây định kỳ. Đặc biệt là những khu vực dày như cành cần phải tỉa bớt bỏ để tránh khiến cho cành cây bị yếu.
Những cành cây khỏe đẹp sẽ được giữ lại. Cắt tỉa cây định kỳ sẽ giúp cây được nuôi dưỡng một cách hiệu quả nhất Bên cạnh đó, việc cắt tỉa thường xuyên cũng kích thích cho quá trình ra hoa kết quả của cây được nhanh hơn.
Bón phân cho cây lựu như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất?
Sau 1 tháng trồng cây, bạn phải bón phân hữu cơ cho cây để cung cấp các chất dinh dưỡng. Trong năm đầu tiên, bạn nên tiến hành bón phân trung bình 3 tháng/lần. Từ năm thứ hai trở về sau, lượng phân bón sẽ nhiều hơn 2% và chúng được chia thành 2 đợt bón khác nhau. Đây chính là cách trồng lựu sai quả mà bạn cần phải nhớ.
Công dụng của cây lựu trong y học, ẩm thực và làm đẹp
Cây lựu quả thực là một nguyên liệu vô cùng đa công năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể:
Trong y học
Trong nghiên cứu y học, lựu có những công dụng như sau:
- Chống lão hóa
- Chống tình trạng máu đông
- Chống xơ vữa động mạch
- Làm giảm huyết áp
- Chống viêm khớp
- Làm tăng sức đề kháng
- Chống ung thư và các bệnh về tim mạch
Trong ẩm thực
Lựu không đơn thuần chỉ là một loại trái cây giải khát mà còn là một nguyên liệu làm nên nhiều món ăn ngon được nhiều người lựa chọn. Bạn có thể ép lựu lấy nước để làm sốt, làm bánh, làm siro, salad,… với hương vị vô cùng tuyệt vời.
Trong việc làm đẹp
Trong quả lựu có chứa các hoạt chất có khả năng chống oxy hóa hiệu quả. Chính vì vậy, việc bổ sung dưỡng chất từ lựu thường xuyên sẽ giúp bạn nuôi dưỡng một làn da khỏe đẹp. Một vài công dụng cụ thể đối với làn da mà lựu mang lại như:
- Chống lão hóa
- Chống ung thư gia
- Tăng cường collagen
- Làm da sáng hơn
- Cân bằng độ hydrat hóa
- Giúp làm sạch da
Những lưu ý khi chăm sóc cây lựu
Quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc cây lựu, bạn cần chú ý đến một vài vấn đề sau đây:
- Tạo điều kiện môi trường, nhiệt độ phù hợp
- Lựa chọn loại đất trồng thích hợp
- Tưới nước thường xuyên
- Bón phân định kỳ
- Cắt tỉa cành lá thường xuyên
Những câu hỏi thường gặp?
Dưới đây là một số câu trả lời cho những vấn đề về cây lựu thường gặp nhất hiện nay:
Cây lựu có độ cao bao nhiêu?
Một cây lựu trưởng thành có thể cao từ 5m đến 8m.
Tuổi thọ của cây lựu là bao nhiêu?
Lựu là một loài cây sống lâu năm, tuổi thọ của loài cây này có thể lên đến hàng trăm năm.
Có nên trồng cây lựu trước nhà không?
Cây lựu thường được nhiều người ưu tiên trồng ở trước nhà, vị trí đón những tia nắng đầu tiên trong ngày. Theo phong thủy, đây chính là vị trí thu hút tài lộc. Chính vì vậy, cây lựu đặt ở trước nhà sẽ giúp cho gia chủ chiêu tài và xua đuổi những điều kém may mắn.
Cây lựu thích hợp trồng ở đâu?
Lựu là một loại trái cây nhiệt đới, chính vì vậy, chúng thích hợp để trồng ở những khu vực có khí hậu ấm áp khoảng 20 – 30oC. Cây lựu cũng có thể chịu được nhiệt độ thấp nhưng chỉ kéo dài được trong một thời gian ngắn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cây lựu mà bạn có thể tham khảo. Với ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, cây lựu ắt hẳn sẽ trở thành một loại cây cảnh được rất nhiều người yêu thích. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích cho bạn.