Thông tin, cách chăm sóc và một số loại Chim Khướu

Hiện nay Chim Khướu đang được rất nhiều người tìm kiếm và săn lùng về để làm vật nuôi. Bởi chúng không những đẹp, dạn người mà chúng còn hót rất hay, loài chim này có thể hót được rất nhiều giọng và rất siêng hót. Để hiểu hơn về loài chim này bạn hãy cùng chợ sinh vật cảnh đi tìm hiểu thêm những thông tin cần thiết về loài chim này nhé!

1.Thông tin về chim Khướu

Chim khướu hay còn có cái tên gọi khác là Bồ Chao Bạc Má, chúng là loài chim rất nhanh nhẹn và tăng động. Loài chim này có kích thước từ 20 – 24cm và rất đa dạng về màu sắc.

Loài chim có vóc dáng thanh mảnh, mình của chúng khá dài và to bản. Đa số chim Khướu đều có cái mỏ thon và dài. Chim Khướu đực thường sẽ có thân dài hơn, phần đầu và phần chân của chúng đều to hơn Khướu cái. Và chim đực thường sẽ có dáng vẻ dữ dằn hơn chim cái. Và Khướu có đẹp hay không một phần cũng đều dựa vào vóc dáng của chúng.

Chim Khướu
Chim Khướu

Ngoài ra chúng còn có bộ lông rất là dày, mềm, mượt, xốp, và có yếm đen lan dài xuống ngực. Chim đực có chùm lông rậm ở gần mũi mọc dài và nhô lên cao trong khi chim mái lại có chùm lông gần mũi nhỏ hơn mọc thấp và có phần thưa hơn. Và chúng còn có thể di chuyển linh hoạt cả ở trên cây hay dưới mắt đất.

Chim Khướu đực sẽ hót nhiều, điệu và vang to hơn, còn về chim mái thường không hót hoặc giọng hót rất nhỏ.

Tính cách của loài chim này thì rất gần không rụt rè như những loại chim cu gáy gáy khác. Và đây cũng chính là lý do mà nhiều người chơi chim kiểng chọn chúng là thú nuôi. Đặc biệt loài chim này có thể hót được giọng chim họa mi, vành khuyên thậm chí là tiếng nước chảy,… nghe rất êm tai.

Khướu được chia làm 2 mục đích chơi đó là:

–  Khướu hót: nuôi loại này để thư giãn đầu óc và làm giảm căng thẳng.

–  Khướu đá: Nếu mà người mới nuôi thì cũng khá khó để phân biệt. Loại này thường ít hót và hay phồng má lên mỗi khi có người khác hót trêu.

2.Cách chăm sóc chim Khướu

2.1:Chế độ dinh dưỡng cho chim Khướu

Chim Khướu là một loại chim ăn tạp nên rất dễ nuôi chúng có thể ăn được bột ngô xay nhỏ, bột gạo rang trộn trứng gà, tép khô, cào cào khô, thằn lằn,… hay chúng còn có thể ăn được cả trái cây (chúng thường ăn trái cây ít hơn so với các loài chim khác). Hoặc bạn cũng có thể thêm vào khẩu phần ăn của chúng một ít thịt bò băm để cung cấp cho chúng thêm nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho Khướu
Chế độ dinh dưỡng cho Khướu

2.2:Cách tắm và vệ sinh cho Khướu

Khi nuôi bất cứ loài chim nào thì việc tắm và vệ sinh cho chim thường xuyên là rất cần thiết.

Khướu khá thích tắm nhưng bạn phải rất cẩn thận không chúng sẽ bay mất. Sau Khi mang Khướu khoảng 2 tuần sau khi bạn thấy khướu đã bắt đầu quen và dạn người rồi thì bạn hãy bắt đầu cho Khướu tập tắm. Và sau khi chúng đã quên dần thì bạn lên thường xuyên tắm cho chúng cứ khoảng 3 ngày là bạn lại nên tắm cho nó. Sau khi tắm xong bạn lên sưởi ấm cho chúng để tránh chúng bị lạnh.

Còn về việc tắm nắng thì bạn cần phải cho chúng tắm tắm nắng mỗi ngày vì có nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của việc tắm nắng cho chim là vô cùng cần thiết. Việc cho chim tắm nắng mỗi ngày không chỉ giúp chim loại bỏ rận và ký sinh trùng mà còn giúp lông của chúng sáng hơn và khỏe hơn. Mỗi ngày bạn chỉ cần treo lồng chim ra ánh sáng và nên cho chúng tắm nắng vào lúc 7 – 8 giờ sáng là tốt nhất. Vì lúc này lượng ánh sáng vừa đủ không quá nóng, nếu nóng quá dễ gây hỏng mắt và khô lông của chim Khướu.

2.3:Cách chọn lồng cho chim khướu

Khi mới mua chim về chúng sẽ còn lạ lẫm nên bạn lên nhốt chúng vào lồng và phủ một lớp áo lồng bên ngoài đề phòng chúng lạ người sẽ hoảng sợ.

Bạn có thể chọn lồng nuôi có đường kính khoảng 40 – 45cm và có chiều cao khoảng 65 – 80cm. Lồng có thể làm bằng tre hoặc bằng mây và thường thì mọi người hay lựa cho sử dụng lồng tre. Các nan lồng phải được đan khít vào nhau, bề mặt của lồng phải nhẵn, chắc chắn và bạn lên quét sơn cho lồng đê tránh lồng bị mốc và thấm nước.

Cách chọn lồng cho chim Khướu
Cách chọn lồng cho chim Khướu

2.4:Chim Khướu thay lông

Đối với tất cả các động vật có lông thì việc thay lông của chúng là hết sức bình thường và chim Khướu cũng thế. Chim Khướu thay lông vào tháng 7 âm lịch khi mùa sinh sản của chúng đã kết thúc. Quá trình thay lông phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của chim. Vào Giai đoạn thay lông của Khướu thì chúng phải đối mặt với tình trạng suy giảm sức khỏe, xệ cánh. Và thức ăn tốt nhất trong giai đoạn này đó chính là bột đậu xanh trộn trứng thay vì gạo rang trộn trứng như bình thường chúng vẫn hay ăn.

Mùa thay lông của Khướu có lẽ chính là mùa mà người nuôi buồn nhất. Bởi giai đoạn này người nuôi phải bỏ ra rất nhiều công sức đẻ chăm sóc chúng và cũng không còn được cảm nhận và hưởng trọn vẹn được giọng hót của chúng.

3.Sinh sản của Chim Khướu

Cũng giống tất cả các loài chim khác chim Khướu cũng là loại đẻ trứng. Mùa sinh sản của Khướu thông thường là vào tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Và mỗi lần đẻ chúng sẽ đẻ từ 3 đến 4 quả trứng.

Khướu mẹ sẽ ấp trứng khoảng 15 ngày thì trứng sẽ bắt đầu nở và khi chim non nở chúng rất yếu nên chim bố và chim mẹ sẽ săn mồi và sau đó mớn thức ăn cho chim non ăn.

Sau thời gian khoảng 1 tháng sau khi nở thì chim non đã bắt đầu mọc lông và có thể nhảy được từ cành này sang cành khác và có thể bắt đầu học cách kiếm mồi.

Khi đã được 5 – 6 tháng tuổi , khi này chúng đã trưởng thành, thay lông và hót để tìm bạn tình của mình.

Sinh sản của chim Khướu
Sinh sản của chim Khướu

4.Một số loại chim Khướu

  • Chim Khướu Mun (Khướu Ô) : Loại này là một giống thuộc họ chim sẻ chúng xuất hiện chủ yếu ở Miền Bắc và khó sống ở Miền Nam. Đặc điểm của loài chim này đó chính là toàn thân chúng đều có màu đen hoặc màu xám đen. Hình dáng của chúng tương đối nhỏ nhắn, dễ thương và có một ít chỏm lông trên đầu màu trắng.
  • Khướu Ô Lờ: Loại này có màu sắc khá giống với Khướu Mun chỉ khác là hai bên má của chúng có lông màu bạc. Chúng hót được nhiều giọng và hót hay hơn Khướu Bạc Má.
  • Khướu Bạc Má: Giống so với với Khướu Mun thì có thân hình to hơn một chút. Loại này thường có màu đen hoặc màu xanh. Hai bên má của chúng có chùm lông màu trắng. Đây chính là loại chim Khướu được nhiều người chọn nuôi nhất ở Việt Nam.
Khướu Bạc Má
Khướu Bạc Má

5.Giá thành của chim Khướu

  • Khướu Bạc Má: Loại chim giá có giá giao động từ  1 – 2 triệu đồng/con
  • Khướu Mun: thường có gái giao động từ 1 – 1,5 triệu đồng/con
  • Khướu Đầu Bạc: Giao động từ 500.000 – 1.000.000 vnđ/con
  • Chim Khướu Da Bò: 1 triệu 6/con

Với những thông tin trên hy vọng Chợ sinh vật cảnh đã phần nào giúp bạn hiểu biết hơn nhiều về loài chim có thể hót hàng trăm thứ tiếng này. Và cũng mong rằng qua bài chia sẻ trên bạn đã có từ chọn cho mình một em Khướu về nuôi để làm cảnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *