Ngao Tây Tạng – Loài chó trung thành và cực kỳ dũng mãnh

Đối với bất kỳ ai có lẽ đều biết chó là loài cực kì trung thành với con người. Nếu nói về sự trung thành thì không thể không nhắc đến chó Ngao Tây Tạng. Tuy sở hữu thân hình đồ sộ, với tính cách hung dữ nhưng nó trung thành đến tuyệt đối, chúng chỉ nghe lời duy nhất một chủ. Chúng được cho là Chúa tể của thảo nguyên, vì chúng mạnh hơn báo hoa, nhanh hơn hươu nai và to hơn cả chó sói. Chúng có thể hạ gục được hổ và sư tử.

1.Nguồn gốc của loài chó Ngao Tây Tạng.

Chó Ngao Tây Tạng có nguồn gốc từ dãy núi Himalaya, vùng cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc. Chúng là loài duy nhất chưa bị lai tạp với bất kỳ giống chó nào cho đến nay. Chúng xuất hiện trên thế giới bắt đầu từ năm 1847 khi được công chúa Hardinge- phó vương Ấn Độ chọn làm quà tặng cho Nữ Hoàng Victoria (Anh). Vì vóc dáng đặc biệt cùng với sức mạnh vượt xa giống cảnh khuyển vĩ đại Great Dane, lên ngay lập tức chúng đã trở thành tâm điểm lúc bấy giờ. Những chú chó tiếp theo được nhập khẩu đến đây và mở ra thời kì hưng thịnh của loài này tại Châu Âu. Khi chiến tranh Thế giới diễn ra, loài chó Ngao Tây Tạng gần như bị tuyệt chủng tại Châu Âu. Đến năm 1976, chúng mới được nhập khẩu và phổ biến trở lại. Độ nổi tiếng của nó còn được lan rộng đến các nước ở Châu Mỹ (như Hoa Kỳ và Canada).

Chó Ngao Tây Tạng
Chó Ngao Tây Tạng

Hiện nay, Ngao Tây Tạng có sức hút vô cùng lớn. Nhưng do giá cả đắt đỏ cùng với sự nổi tiếng mà chúng đã bị đem đi lai tạo khá nhiều. Những chú chó Ngao Tây Tạng thuần chủng chỉ có thể tìm thấy tại các đền chùa ở vùng cao nguyên Tây tạng.

2.Đặc điểm của chó Ngao Tây Tạng.

Ngao Tây Tạng nổi bật với thân hình khổng lồ với chiều cao ít nhất là 70cm, nặng khoảng 64-90kg (chúng có thể nặng đến 110 kg và cao đến 1.2m). Chúng có bộ lông với 2 lớp dày lên chúng càng trở lên to lớn hơn. Thân hình chúng mạnh mẽ và cân đối với các cơ ngực, vai, hông, đùi phát triển săn chắc ẩn dưới lớp lông xù. Bốn chân của chúng to lớn như 4 bàn trụ vững chãi, cắm chặt xuống đất. Tốc độ tối đa của chúng có thể vượt xa được cả chó sói. Đuôi của Ngao Tây Tạng khá to và dài, khi đứng yên đuôi của chúng được buông thõng, khi di chuyển thì cong ngược về phía lưng.

Ngao Tây Tạng nổi bật nhất là bộ lông của chúng. Bộ lông bông xù khiến chúng tránh được những tổn thương từ bên ngoài. Chính vì sở hữu lớp lông bên ngoài mềm và dài, lớp lông bên trong bông như len giúp chúng có thể thích nghi được với những điều kiện khắc nghiệt nhất của tự nhiên. Màu lông của chúng không đa dạng thường chỉ có mấy màu như: Màu nâu, nâu đỏ, vàng, cam, xám, đen, đen-nâu, đen-vàng. Lông phần cổ dày, dài, bông xù hơn so với lông ở phần thân. Kết cấu lông phần cổ trông giống với bờm sư tử, nhìn rất oai phong và dũng mãnh.

Loài này sở hữu cái đầu lớn khuôn mặt xệ, nhìn rất lạnh lùng và lì lợm.Phần mõm của chúng dài và vuông với 1 cái miệng rộng. Đặc biệt hàm răng vô cùng sắc nhọn cùng với lực cắn lớn, chúng có thể giết chết bất kì con thú nào chỉ bằng 1 nhát cắn.

Đặc điểm của chó Ngao Tây Tạng
Đặc điểm của chó Ngao Tây Tạng

Đôi mắt của Ngao Tây Tạng khá nhỏ, sắc bén, hơi xếch khiến chúng trở nên dữ hơn. Đôi mắt của chúng có màu đen hoặc nâu-đen. Khi nhe răng gầm gừ tức giận chúng như 1 con thú dữ, nhưng bình thường nhìn chúng cũng rất dễ thương nha.

3.Tập tính của chó Ngao Tây Tạng.

Chó Ngao Tây Tạng nổi tiếng là loài cực kỳ trung thành, trung thành đến tuyệt đối. Chúng chỉ nghe lời duy nhất 1 chủ – người nuôi nấng và chăm sóc chúng từ khi chúng còn nhỏ, vì thế chúng ta không nên mua những hay nhận nuôi chúng khi chúng đã trưởng thành, vì nó sẽ gây nguy hiểm cho mình và mọi người xung quanh.

Ngao Tây Tạng sẽ bảo vệ chủ của mình 1 cách tuyệt đối, chúng sẽ không màng nguy hiểm mà sẵn sàng lao tới để chiến đấu khi thấy chủ của chúng đang gặp nguy hiểm. Đây cũng là lý do mà hầu hết những người du mục sống trên cao nguyên Tây Tạng lại nuôi những chú Ngao Tây Tạng.

Tập tính của chó Ngao Tây Tạng
Tập tính của chó Ngao Tây Tạng

Tuy bản năng của Ngao Tây Tạng rất hung dữ nhưng nếu được nuôi dạy và huấn luyện tốt, chúng sẽ rất hiền lành và thân thiện với con người. Nhưng đôi khi chúng ta cũng cần lên cảnh giác vì chúng có thể gây ra những nguy hiểm khó thể biết trước được.

4.Chế độ dinh dưỡng cho chó Ngao Tây Tạng.

Chó Ngao Tây Tạng có kích thước lớn nên ta cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng, cần phải đủ các chất như: vitamin, canxi, protein, chất khoáng và những dưỡng chất cần thiết.

5.Thức ăn cho Ngao Tây Tạng qua từng độ tuổi.

  • Từ 2-4 tháng: cần phải cho chúng ăn cơm thịt lạc xay nhỏ cùng với khẩu phần chính là thức ăn khô vì chúng còn nhỏ. Nên cho chúng ăn 3 bữa 1 ngày cách đều.
  • Từ 4-8 tháng: ở độ tuổi này chúng cần được bổ sung protein từ thịt bò, cổ gà vịt, nội tạng động vật, thịt lợn lạc,…. Cùng với đó cần phải cho chúng ăn xen kẽ với thức ăn khô, trứng gà, rau củ. Chỉ nên cho chúng ăn 2 bữa trong 1 ngày và tăng thêm khối lượng thức ăn tùy theo cân nặng của chúng. Nên cho Ngao Tây Tạng luyện tập cơ hàm cho tốt và bổ xung thêm canxi bằng cách cho chúng gặm xương ống heo, xương chân bò,…Không nên cho chúng gặm xương gà, xương vịt vì loại xương này nhỏ và sắc dễ làm chúng bị nghẹn.
  • Từ 8-12 tháng: ở độ tuổi này cần cho Ngao Tây Tạng ăn thêm thịt cừu, thịt bò, thịt dê,…cùng với việc gặm xương ống mỗi ngày. Phải để chúng nhai thức ăn theo khối lượng lớn. Cần cho chúng dùng thêm trứng vịt lộn hoặc trứng gà sống mỗi ngày 2-3 quả vì nó là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng .
  • Trên 1 tuổi: mỗi con Ngao Tây Tạng trên 1 tuổi đều có khẩu phần ăn ít nhất 1kg thịt mỗi ngày. Có thể cho chúng ăn theo thực đơn sau: thịt lợn tươi sống hoặc thịt bò từ 400-500g, xương ống khoảng 0,5g, trứng vịt lộn từ 7-10 quả ,4 bát thức ăn khô cùng với rau quả dễ tiêu hóa. Khẩu phần ăn tùy theo cân nặng của mỗi con.
Thức ăn của chó Ngao Tây Tạng
Thức ăn của chó Ngao Tây Tạng

6.Cách huấn luyện chó Ngao Tây Tạng.

  • Huấn luyện nghe lời:

Loài chó này rất hung hăng và rất dữ nên không phải ai cũng có thể huấn luyện được chúng. Cần nuôi dưỡng chúng khi chúng còn nhỏ để dễ dàng đào tạo và quản lý. Để huấn luyện hiệu quả thì phải nuôi chúng khi được 2-4 tháng tuổi. Cho chúng làm quen với môi trường xung quanh trước rồi tập cho chúng quen dần với các thành viên trong gia đình và các vật nuôi khác trong nhà. Hãy tập cho chúng tính phản xạ nhanh khi ta ra lệnh như: ngồi xuống, đứng lên,bắt tay,…Tuy chúng bướng bỉnh nhưng rất giỏi có thể tiếp thu rất nhanh. Nếu ta nuôi chúng đúng phương pháp thì chúng có thể hòa nhập tốt, thân thiện với mọi người và các vật nuôi khác.

  • Huấn luyện thể lực:

Những con Ngao Tây Tạng dưới 3 tháng tuổi ta không nên cho chúng tập luyện quá sức. Bởi có thể ảnh hưởng đến hệ cơ và xương của chúng bị giãn nở hoặc có thể chúng không thể phát triển như những con bình thường. Khi đủ 4 tháng tuổi ta mới nên cho chúng tập các bài tập nhẹ nhàng như: bắt bóng, nhảy cao, chạy bộ,…luyện tập tầm 20-30 phút mỗi ngày, có thể tăng mức độ theo độ tuổi của chúng.

Cách huấn luyện chó Ngao Tây Tạng
Cách huấn luyện chó Ngao Tây Tạng

Khi chúng trên 1 tuổi ta mới cho chúng tập thể lực phát triển cơ xương như:

  1.  Đi bơi: có thể cho chúng bơi ở các sông, hồ gần nơi ta ở.
  2. Chạy bền: cho Ngao Tây Tạng chạy theo xe máy mỗi ngày từ 4-5km.
  3. Kéo lốp xe: có thể dùng 4-5 lốp xe buộc lại với nhau để cho chúng kéo.
  4. Tập tạ: buộc tạ vào chân chúng rồi để cho chúng di chuyển, có thể tăng dần sức nặng của tạ.
  5. Nhảy cao: tập nhảy cao sẽ giúp chú chó của bạn phát triển cơ đùi 2 chân sau. Có thể treo thịt trên cao để kích thích chúng tập luyện dễ hơn.

7.Những chú ý khi huấn luyện Ngao Tây Tạng

  • Khi nuôi cần xích chúng và dùng rọ mõm để có thể quản lí được chúng và tránh gây nguy hiểm cho mọi người trong thời gian đầu huấn luyện.
  • Cần cho chúng uống nước đầy đủ,cần bổ sung đầy đủ chất đạm cho chúng sau những bài huấn luyện thể lực.
  • Không được mắng hay đánh đập chúng khi huấn luyện. Vì thế có thể làm phản tác dụng và chúng có thể sẽ phản lại và tấn công chúng ta.
  • Hãy vuốt ve mỗi khi chúng làm đúng theo mệnh lệnh và các bài tập huấn luyện.
  • Đừng quá gấp gáp, phải kiên nhẫn với chúng để có thể huấn luyện chúng 1 cách tốt nhất.
Những chú ý khi huấn luyện chó Ngao Tây Tạng
Những chú ý khi huấn luyện chó Ngao Tây Tạng

Mong bài viết Chợ sinh vật cảnh đã giúp cho mọi người có thêm được nhiều thông tin hữu ích về chó Ngao Tây Tạng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *