Nguồn gốc, Đặc điểm, Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Nhãn

Hình ảnh cây nhãn cực kỳ quan thuộc ở nước ta, đây là một loại cây ăn trái được trồng khá nhiều ở khắp các tỉnh thành. Để cây nhãn cho năng suất tốt, bạn cần phải nắm rõ được những đặc điểm sinh trưởng của cây và có kế hoạch chăm bón kỹ lưỡng. Bên cạnh công dụng che mát, cho quả thì cây nhãn còn là một vị thuốc đặc biệt được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. 

1. Đặc điểm sinh trưởng của cây nhãn

Nguồn gốc cây nhãn cho đến nay vẫn còn khá nhiều tranh cãi. Đây là một loại cây nhiệt đới và á đới. Hiện tại, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có số lượng cây nhãn được trồng khá nhiều. Dưới đây là một vài đặc điểm sinh trưởng của cây nhãn mà bạn cần lưu ý:

1.1. Sinh trưởng rễ cây nhãn

Bộ rễ của cây nhãn ăn rất sâu vào trong lòng đất. Đặc biệt, ở những vùng đất tơi xốp thì bộ rễ có thể phát triển sâu khoảng 4 – 5m. Ở những vùng đất nông thì rễ cây sẽ mọc lan rộng ra ở trong phạm vi của tán cây. 

cây nhãn
Cây nhãn có bộ rễ khá lớn

Trung bình, bộ rễ của cây sẽ chia thành 3 đợt sinh trưởng khác nhau trong một năm. Mỗi đợt sinh trưởng sẽ đi kèm với các đợt lộc ra hoa và cho trái trong năm. 

1.2. Sinh trưởng thân tán cây nhãn

Tán và thân cây nhãn khá rộng. Cây thường được trồng với hình thức gieo hạt hoặc ghép cành. Những cây trồng với phương pháp chiết cành thì tán cây sẽ hẹp hơn. Mỗi năm cây nhãn đều sẽ sinh trưởng thêm 3 – 5 đợt cành khác nhau. 

Tùy thuộc vào sức sinh trưởng mà thời gian và số lượng ra cành sẽ khác nhau. Một vài yếu tố khác có thể tác động như số tuổi, lượng quả và chế độ dinh dưỡng của cây. Cây phát triển vào mùa xuân thường sẽ không cho quả. Và thường thì năm sau cây mới có quả ở cành đã mọc trước đó. Chính vì vậy, sau một đợt ra quả thì bạn phải cắt cành đó để phát triển thêm cành mới. 

1.3. Sinh trưởng lộc và phát dục của cành

Mỗi năm cây nhãn thường sẽ có khoảng 3 – 5 đợt cành gồm 1 đợt cành xuân, 1 đợt cành thu, 2 – 3 đợt cành hè và cành đông sẽ ít hơn. Theo ghi nhận thì cành thu sẽ chiếm khoảng 1/3. Tuy nhiên, nếu trong năm trước cây không ra quả hoặc với số lượng ít thì số lượng cành xuân và cành hè nhiều hơn.

Những cành non (lộc) thường sẽ mọc ra từ phần đỉnh ngọn của cành mẹ. Đôi khi chúng cũng có thể mọc ra từ phần nách hoặc ở mầm bất định. Thời gian cũng như số lượng của các đợt lộc sẽ tùy thuộc vào khả năng sinh trưởng, tuổi cũng như số lượng trái nhãn có được của năm trước. Bên cạnh đó, các yếu tố như nước và dưỡng chất cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.  

cây nhãn
Mỗi năm cây sẽ có 3 – 5 đợt cành

1.4. Quá trình sinh trưởng hàng năm của cây nhãn

Cây nhãn thường phát triển cành và các tán lá khá nhanh. Vào mùa thu, cây nhãn sinh trưởng và bắt đầu phân hóa các mầm hoa, giúp cho cây được phân hóa một cách thuận lợi. Đến mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp và khô hạn thì cây sẽ hạn chế phát triển cành để tích trữ các dưỡng chất cho cây sinh tồn. 

2. Bài thuốc từ cây nhãn

Một vài bài thuốc từ cây nhãn mà bạn có thể tham khảo như sau:

2.1 Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay quên

Nếu bạn đang bị suy nhược thần kinh, thường xuyên mất ngủ và có chứng hay quên thì có thể thử áp dụng bài thuốc sau để cải thiện các triệu chứng này. Các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:

  • 30g long nhãn 
  • 30g hoàng kỳ
  • 30g phục thần
  • 15g mục hương
  • 3g toan táo nhân 
  • 15g nhân sâm
  • 8g chích cam thảo
  • 3g đương quy
  • 3g viễn chí

Bạn chuẩn bị tất cả những nguyên liệu trên ngâm cùng với 3 lít rượu trắng. Ngâm tất cả những nguyên liệu trên trong 1 tháng là có thể sử dụng được. Trung bình mỗi ngày bạn uống 2 lần mỗi ngày và mỗi lần chỉ khoảng 10 – 15ml. 

cây nhãn
Quả nhãn được sử dụng trong bài thuốc chữa suy nhược thần kinh

2.2 Chữa thiếu máu

Những người bị thiếu máu cũng có thể áp dụng những bài thuốc có chứa những yếu tố từ cây nhãn để điều trị. Bài thuốc này gồm những nguyên liệu như sau:

  • 100g long nhãn được giã nhuyễn
  • 100g bột hạt sen
  • Một ít mật ong 

Bạn trộn mật ong với những nguyên liệu trên đủ để vo thành những viên thuốc to bằng hạt đỗ xanh. Cất thuốc ở trong hũ thủy tinh sạch và sử dụng dần. Mỗi ngày bạn uống 3 lần thuốc và mỗi lần chỉ khoảng 12g.

2.3 Trị suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém

Nếu cơ thể bạn bị suy nhược và hệ tiêu hóa hoạt động kém thì có thể cân nhắc cải thiện với bài thuốc sau:

  • 30g long nhãn
  • 20g sâm bổ chính được tẩm gừng và sao vàng

Bạn sắc những nguyên liệu trên để lấy nước uống thay cho trà. Sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ nhận thấy được sự thay đổi với sức khỏe của mình. 

2.4 Chữa hồi hộp, đánh trống ngực, khó ngủ

Đối với các triệu chứng như hồi hộp, thường bị đánh trống ngực hoặc bị khó ngủ, bạn cũng có thể áp dụng bài thuốc với quả nhãn như sau:

  • 30g long nhãn 
  • 20g dâu chín 

Bạn sắc những nguyên liệu trên với nước và để dùng trong ngày sẽ thấy được sự cải thiện rõ rệt. 

cây nhãn
Chứng khó ngủ cũng có thể được cải thiện với bài thuốc từ long nhãn

2.5 Chữa chứng ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm (đạo hãn)

Nếu bạn bị ra nhiều mồ hôi hoặc bị mồ hôi trộm thì có thể hãm nước với 30g long nhãn cùng 15g hồng táo để sử dụng trong ngày. 

2.6 Phòng cảm mạo và cúm

Sắc 10g lá nhãn lấy nước uống thay cho trà để phòng ngừa bệnh cảm mạo và cúm. 

2.7 Chữa sốt rét

Bạn cần chuẩn bị: 

  • 100g lá nhãn đã được thái nhỏ và sao vàng
  • 15g vừng đen
  • 400ml nước

Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm sắc còn 100ml nước là dừng. Bạn nên uống chặn trước cơn sốt khoảng 1 giờ đồng hồ. 

2.8 Chữa chàm (eczema)

Bạn chuẩn bị 50g lá nhãn và 50g cành lá ké đầu ngựa (thương nhĩ thảo). Sau đó cho những nguyên liệu nào vào ấm sắc lấy nước đặc để rửa lên chỗ da bị chàm mỗi ngày 2 lần để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Trên đây Chợ Sinh Vật Cảnh đã tổng hợp những thông tin về đặc điểm sinh trưởng tự nhiên của cây nhãn cùng một vài công dụng đối với sức khỏe. Sau khi đọc những nội dung trên, hy vọng bạn sẽ biết được cách chăm sóc cây cũng như tận dụng những yếu tố của cây để cải thiện được những vấn đề về sức khỏe của mình. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *