CÂY THỊ: ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA, PHONG THỦY ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT

Theo phong thủy, cây thị có ý nghĩa ra sao? Loài cây này có công dụng gì đối với đời sống con người? Thị trồng trước nhà có nên hay không? Hẳn đây đều là những câu hỏi của phần lớn người Việt Nam chúng ta. Hãy cùng Chợ Sinh Vật Cảnh tham khảo qua bài viết dưới đây để tìm hiểu ý nghĩa phong thủy cũng như lợi ích của loại cây này nhé!

Giới thiệu về cây thị

cây thị
Cây thị – Loại cây cổ thụ ngàn năm tuổi

Với người Việt Nam chúng ta thì hẳn đã khá quen với hình ảnh cây thị, loại cây này còn gắn liền với nền văn học sau khi câu chuyện Tấm Cám ra đời. Loại cây này được trồng phổ biến tại Thái Lan và Việt Nam có tên khoa học là Diospyros decandra.

Đặc điểm của cây thị

Nhắc đến thị, chúng ta nghĩ ngay đến loại cây có tuổi thọ khá cao, loại cây này thường sống từ vài trăm năm hoặc có khi lên đến ngàn năm tuổi thọ. Thị là loài cây thân gỗ và thường có những đặc điểm sau:

  • Cây có thể cao đến 5 – 6m khi trưởng thành.
  • Phiến lá có hình thuôn dài rộng từ 2-4cm, lá thị hay mọc so le và được phủ lớp lông mỏng trên bề mặt. Mỗi cuống lá dài tầm 6 – 9mm.
  • Loại quả mọng nước khi chín có màu vàng, mùi hương đặc trưng riêng biệt và có đường kính trung bình từ 3 – 6cm

Đặc điểm sinh học của thị

Đây là một loại cây thân gỗ tuổi thọ cao từ vài trăm, thậm chí là hàng ngàn năm tuổi và có thể cao tầm 5 -6m khi trưởng thành. Phiến lá có hình thuôn dài nên lá thị sẽ mọc so le và bề mặt có phủ một lớp lông mỏng. Hoa cây thị thường mọc theo chùm, màu trắng và đa số là hoa đa tính. Quả thị khi chín thường mọng nước, màu vàng, có từ 6-8 múi/quả, thường có đường kính dao động từ 3 – 6 cm và thường có 2 loại đít tròn hoặc hình cầu.

Cách trồng và chăm sóc cây thị

Nhân giống bằng hạt hiện đang được nhiều người trồng áp dụng để nhân giống thị. Cây non sau khi được gieo thường phát triển chậm ở giai đoạn đầu nhưng về sau thì có tốc độ phát triển nhanh chóng. Thông thường, sau 2 -3 năm cây có thể cao đến 1m. Ngoài ra, để tăng độ phát triển của cây nên trồng thị ở nơi có đủ ánh sáng, hạn chế bóng râm và tưới nước từ 3-4 lần/tuần.

Các loại bệnh mà thị có thể gặp

Thị thường bị các loài sâu bệnh gây hại tương tự như những loại cây khác. Những loại sâu này có thể là sâu xanh, sâu khoang hoặc cũng có thể là loài rệp muội hay sống bám trên các bề mặt lá. Người ra, thị cũng có thể mắc phải các chứng bệnh truyền nhiễm bởi vi sinh vật hoặc các yếu tố ngoại cảnh tác động.

Có nên trồng cây thị trước nhà

Theo quan niệm trong phong thủy, việc trồng những cây lớn trước nhà hoàn toàn không có lợi. Bởi lẽ, thị chỉ thích hợp phát triển ở những vùng đất rộng rãi, những cây lớn sẽ dễ bị gãy đổ gây nguy hiểm cho gia chủ vào những ngày mưa bão và che khuất hoặc cản ánh sáng vào nhà do khiến ngôi nhà trở nên tối tăm do những cành lá thị sum suê.

Tác dụng và lợi ích của cây thị

cây thị
Quả thị trồng ở đâu?

Ngày nay, thị được dùng làm thuốc chữa được khá nhiều loại bệnh nhằm giúp tăng tuổi thọ cho con người. Thị được biết đến là loại cây hữu ích bởi hầu như tất cả các bộ phận của cây đều sử dụng được như:

  • Vỏ được dùng làm cho những lớp sơn trên vách tường có mùi dễ chịu và nhanh khô hơn. 
  • Rễ được dùng như một phương thuốc chữa các loại bệnh như ngộ độc, mẩn ngứa, lở loét, nôn mửa,…
  • Những quả thị vừa chín tới thường được nhiều người sử dụng để làm tinh dầu bởi mùi hương đặc trưng. Mùi hương của loại tinh dầu này giống với mùi ester valerianic, giúp người dùng giảm căng thẳng, mang đến được sự thoải mái nhất.
  • Hạt được dùng làm trà để ngâm uống. Loại trà thị này giúp da hồng hào, căng mịn và chống lão hóa.
  • Lá thường được sử dụng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, táo bón. Ngoài ra còn giúp nam giới chữa được bệnh viêm tinh hoàn nếu dùng lá thị giã nát hòa chung với rượu rịt.

Ý nghĩa của cây thị đối với dân gian Việt Nam

Dân gian Việt Nam thường rất ưa chuộng thị bởi chính hương thơm riêng biệt không lẫn với những loại trái cây khác. Bởi có tiếng thơm nên được người xưa đặt vào những giỏ đan nhỏ để treo trong nhà hoặc trồng thị trước nhà nhằm cầu mong cho gia đình luôn được may mắn, mạnh khỏe và mang được tiếng thơm muôn đời như mùi thơm của thị.

Một số hình ảnh cây thị bonsai đẹp

Để có thể trang trí cho không gian sống mới lạ và thơm mát, hiện nay nhiều người còn trồng cây thị cảnh là bonsai. Thị bonsai hiện được thiết kế khá nhiều hình thức khác nhau và dưới đây là  hình ảnh đẹp về thị bonsai:

cây thị
Cây thị bonsai ngàn năm tuổi

Những lưu ý về phong thủy khi trồng cây thị

Theo quan niệm xưa, thị trong dân gian thường được trồng ở nhiều ngôi đình, miếu hoặc chùa bởi loài cây này mang nhiều ý nghĩa tâm linh lại có tuổi thọ cao. Nhưng để hạn chế và tránh những chuyện không may ngoài mong muốn, người trồng thị cũng nên cần lưu ý:

  • Không nên trồng trước cửa nhà những loại thị đa, thị rừng trước, thị to bởi chúng sẽ chiếm hết diện tích. Ngoài ra, cành lá quá nhiều sẽ làm các luồng khí âm khó thoát được ra ngoài và ngăn cản luồng khí dương vào nhà. Điều này sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến tài vận, sức khỏe và công danh của chủ nhà bởi luồng khí âm dương mất cân bằng.
  • Có thể trồng được những cây lớn đối với những ngôi nhà có sân vườn rộng, thoáng nhưng cần đảm bảo được các cửa sổ trong nhà không bị các cành nhánh của thị che chắn nhằm cân bằng được nguồn năng lượng.
  • Chỉ nên trồng tại những nơi có ánh sáng và thường xuyên tưới nước, cắt tỉa cành để giúp cây phát triển nhanh chóng.
  • Không nên để cây chết trước nhà bởi đây đều là những điềm báo xấu, mang nhiều rủi ro đối với gia chủ.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thị

Nhân giống bằng hạt là phương pháp trồng chủ yếu của loại cây này. Thông thường sẽ mất từ 2- 3 năm chăm sóc tính từ lúc gieo hạt để có thể cho ra được cây giống cao 1m. Khi trồng, bạn nên chọn những nơi có đủ ánh sáng, hạn chế bóng râm, chọn loại đất tơi xốp và chọn những khu vực đất cao để trồng. Mỗi tuần nên tưới tầm 3 – 4 lần nước để giúp thị phát triển và cung cấp nhiều quả.

Các loại bệnh cây thị thường gặp và cách xử lý

cây thị
Rệp muội là căn bệnh thường gặp ở loại cây thị

Thị cần được con người chăm sóc tỉ mỉ bởi loại cây này thường mắc các bệnh như rệp muội hay tập trung ở bề mặt lá, sâu khoang hoặc sâu xanh. Ngoài ra, thị còn có thể dễ mắc một số bệnh do vi sinh vật trong cây hoặc các yếu tố ngoại cảnh tác động làm thay đổi chức năng sinh lý của cây. Nếu chăm sóc thiếu hoặc thừa nước cũng dễ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm… gây các bệnh truyền nhiễm cho cây.

Có nên trồng cây thị trước nhà? 

Ngoài việc giúp tạo không gian xanh, trồng cây xanh trước nhà còn tạo ra được môi trường không khí trong lành. Nhưng không phải loại cây nào cũng có thể trồng được, nên hạn chế chọn những cây có kích thước quá lớn để trồng khu vực trước nhà bởi chúng có thể gây nguy hiểm cho con người vì có thể dễ gãy đổi khi mưa bão và che hết ánh sáng chiếu vào nhà bởi cành lá sum suê. Để tạo tính thẩm mỹ chỉ nên trồng trước nhà những cây thị bonsai.

Đất nào trồng cây thị tốt?

Dùng loại đất tươi để cung cấp khoáng chất, nuôi dưỡng bộ rễ để cây thị cho ra quả xum xuê, hương thơm tự nhiên khi chín. Các nhà vườn nên tham khảo loại đất trồng thị tốt nhất như đất mùn Alit, loại đất này tơi xốp, thoáng khí lại giàu mùn. Đất Alit thường được lấy trên những đồi núi có độ cao tầm 1500m so với mặt nước biển và đã được kiểm định chặt chẽ về các thành phần độc hại nên rất tốt cho sức khỏe người dùng và cây lá phát triển.

Hy vọng với những thông tin về cây thị chia sẻ ở bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích cũng như có cái nhìn khách quan, rõ nét hơn về những lợi ích và cách chăm sóc loại cây này.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *