Tìm hiểu về bệnh thiếu đạm, thừa đạm trên cây có múi

Trong các chất dinh dưỡng thì đạm (Nitơ) có ảnh hưởng lớn hơn so với các chất khác. Đạm là một thành phần của chất diệp lục, giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của lá, tạo hoa, đậu quả. Đủ đạm cây sẽ phát triển khoẻ mạnh, quả nhiều và to. Cây có múi thiếu đạm thì cây sẽ bị mất màu xanh, lá nhỏ, cành non, chồi ngắn, rụng quả, chết khô. Thừa đạm thì cây sẽ dễ mẫn cảm với dịch bệnh, điều kiện ngoại cảnh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về vai trò, biểu hiện thiếu, thừa đạm trên cây có múi và cách khắc phục qua bài viết dưới đây.

Thiếu đạm, thừa đạm trên cây có múi
Thiếu đạm, thừa đạm trên cây có múi

 

1.Vai trò của đạm trên cây có múi

Đạm là thành phần của chất diệp lục, giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của lá, tạo hoa, đậu quả. Thêm nữa, đạm còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đậu quả, phát triển của quả nên đạm có ảnh hưởng lớn hơn so với nhiều chất khác. Nếu đủ đạm cây sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, lá xanh, chồi non, cành non phát triển, hoa, quả nhiều, tỉ lệ đậu trái cao.

2.Biểu hiện thiếu đạm trên cây có múi

Thiếu đạm cây có múi sẽ bị mất đi màu xanh, lá nhỏ, cành non, chồi ngắn, rụng quả, chết khô. Lá già thường rụng vào đầu mùa, rìa lá bị mỏng, cành cây chết. Thiếu đạm còn nghiêm trọng hơn là khi lượng phốt pho thấp. Thiếu đạm còn ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp và tích luỹ khiến giảm sút trầm trọng, dẫn tới giảm năng suất và chất lượng cây trồng.

Hình ảnh thiếu chất dinh dưỡng trên cây có múi
Hình ảnh thiếu chất dinh dưỡng trên cây có múi

3.Biểu hiện thừa đạm trên cây có múi

Thừa đạm ở cây có múi sẽ làm giảm chất lượng quả, rút ngắn thời gian cất trữ, quả lớn nhanh, tăng thời gian quả xanh, chín chậm, vỏ dày, thô. Thừa đạm sẽ thúc đẩy sự tươi tốt của cây nhưng sẽ khiến cây dễ mẫn cảm với dịch bệnh, điều kiện ngoại cảnh.

4.Cách khắc phục

Có thể cung cấp đạm cho cây dưới dạng phân đơn như Urea, Sulfate Amone, đạm phú mỹ. Bón phân dưới dạng hỗn hợp NPK hay DAP. Bón phân cho cây vào thời điểm sau: trước khi cây chuẩn bị ra hoa, trước khi cây ra chồi non, sau khi thu hoạch xong.

Tuỳ vào độ tuổi của cây mà xác định hàm lượng phân bón cần cung cấp cho cây có múi hàng năm như:

  • Khi cây mới trồng: cần khoảng 50gram đạm.
  • Khi cây từ 1-6 tuổi: cây 1 tuổi cần khoảng 110gram đạm và tăng dần hàm lượng đạm mỗi năm lên 110gram.
  • Khi cây đã trưởng thành trên 6 tuổi: thì mỗi cây cần 650gram đạm.

Khi cây thiếu đạm cần bón thêm đạm cho cây, tuy nhiên không nên bón quá nhiều vì sẽ dẫn đến tình trạng thừa đạm. Nên sử dụng dinh dưỡng đạm đối với cây có múi một cách hợp lý tùy theo độ tuổi của cây. Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vai trò của đạm, biểu hiện của việc thừa, thiếu đạm trên cây có múi và cách khắc phục.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *