Kali có vai trò quan trọng trong việc sinh trưởng, phát triển và năng suất ở cây ngô. Thiếu Kali có thể làm ngắn đốt, cây lùn, làm mất màu xanh của lá, hạt lép, cây dễ bị đổ, hạt nhỏ, năng suất cây trồng thấp. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về vai trò của Kali, biểu hiện và cách khắc phục tình trạng thiếu Kali trên cây ngô qua bài viết dưới đây.

1.Vai trò của Kali đối với cây ngô
Kali có vai trò quan trọng trong việc sinh trưởng, phát triển và năng suất ở cây ngô. Kali tích lũy nhiều trong lá (80%) và ít tích luỹ trong hạt. Cây ngô hút Kali mạnh từ giai đoạn đầu. Từ giai đoạn đầu đến trỗ cờ cây đã hút khoảng 70% Kali cần thiết. Kali làm tăng kích thước hạt, làm cây chắc hơn không dễ bị đổ.
2.Biểu hiện thiếu Kali trên cây ngô
- Thiếu Kali cây ngô sẽ bị ngắn đốt, gây ra hiện tượng lùn cây, làm mất màu xanh của lá. Thiếu Kali trái sẽ nhỏ, hạt lép, ngọn không phát triển, cây dễ bị đổ, khiến năng suất cây kém.
- Kali sẽ di chuyển từ lá già sang lá non, vì thế biểu hiện thiếu Kali sẽ xuất hiện đầu tiên trên lá già sau đó di chuyển sang lá non.

- Thiếu Kali lá bị vàng xuất hiện trên lá già sau đó chuyển dần qua hai mép của lá ngô. Nếu thiếu nặng thì các sọc màu đỏ sẽ xuất hiện ở phần trên và phần dưới bẹ lá. Cuối vụ cây thường đổ do thân dễ bị nhiễm bệnh, bị thối. Bắp ở cây thiếu Kali đều nhỏ, xốp, có những vết xám.
- Triệu chứng khác khi cây thiếu Kali là khi cắt dọc thân cây sẽ thấy các đốt bên trong có màu nâu đậm. Thiếu Kali sẽ ít ảnh hưởng đến kích thước trái hơn là thiếu Đạm và thiếu Lân, nhưng các hạt ở đầu mút sẽ không phát triển và hạt sẽ bị lép.
- Thiếu Kali các chất protit và sắt sẽ tích tụ gây cản trở đến quá trình vận chuyển chất hữu cơ. Thiếu Kali là nguyên nhân rễ ngang phát triển mạnh khiến rễ ăn sâu kém vì thế mà cây dễ bị đổ.
3.Cách khắc phục tình trạng thiếu Kali trên cây ngô
Không nên bón phân chứa quá nhiều canxi hay magie thì cũng có thể khiến cây thiếu Kali. Nên bón phân Kali Clorua để khắc phục tình trạng trên, trong trường hợp cây ngô thiếu Kali nghiêm trọng thì nên sử dụng Kali nitrat (KNO3) hay Kali sunphat (K2SO4) để hoà chung với nước tưới hoặc phun lên lá cây. Lượng phân bón cho ngô phải tuỳ thuộc theo giống, ngô lai cần phải bón nhiều hơn ngô thường và ngô bao tử.
Hi vọng qua bài viết trên Chợ Sinh Vật Cảnh đã giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về vai trò, biểu hiện và cách khắc phục tình trạng thiếu Kali ở cây ngô.