Cây Bưởi | Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Ý Nghĩa & Cách Trồng, Chăm Sóc

Quả bưởi chắc hẳn không còn xa lạ đối với chúng ta tuy nhiên bạn có biết nguồn gốc, đặc điểm cũng cách trồng cây bưởi chưa? Hãy để Chợ Sinh Vật Cảnh chia sẻ cho bạn tất tần tật về cây bưởi nhé.

Nguồn gốc, đặc điểm của cây Bưởi

Nguồn gốc cây bưởi

Cây bưởi có tên khoa học là Citrus grandis L. và thuộc họ Cam (Rutaceae) có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ. Mỗi vùng đất cho ra hương vị bưởi khác nhau tuy nhiên bưởi Việt Nam đứng đầu danh sách sản lượng xuất khẩu. Cây bưởi ở nước ta trồng chủ yếu tại khu vực miền Tây, Đồng bằng Sông Cửu Long,…

Nguồn gốc cây bưởi

Nguồn gốc cây bưởi

Tìm Hiểu: 1 quả bưởi bao nhiêu calo

Đặc điểm của cây Bưởi

Cây bưởi thuộc cây thân gỗ sống lâu năm. Trung bình một cây bưởi cao từ 4 – 5m. Vỏ cây bưởi sần, có màu vàng nhạt và thường có các vết nứt trên thân cây.

Lá cây bưởi có hình dáng trứng dài, màu xanh, lá khá dày và độ dài khoảng 15 – 20 cm, rộng từ 5 – 7cm.

Đặc điểm cây bưởi

Đặc điểm cây bưởi

Công dụng của cây Bưởi

Làm trái cây dùng hàng ngày

Bên cạnh cam thì bưởi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể. Trong bưởi có nhiều chất chống oxy hóa giúp tốt cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng giá trị nên khi sử dụng đều đặn 1 quả bưởi/tuần giúp tăng sức đề kháng, đẹp da,…

Trái cây tráng miệng bằng bưởi

Trái cây tráng miệng bằng bưởi

Tìm Hiểu Thêm: làm con vật từ quả bưởi

Cây cảnh trang trí

Cây Bưởi không chỉ để lấy quả ăn mà vào một số dịp như lễ tết thì cây bưởi còn là cây cảnh trang trí với mong ước mang đến sự tài lộc, trọn vẹn sung túc đến gia chủ. Cây bưởi để trang trí thường được chọn những cây có quả sai trĩu và đều màu.

Cây bưởi trang trí ngày Tết

Cây bưởi trang trí ngày Tết

Ý nghĩa cây bưởi

Cây bưởi mang nhiều ý nghĩa phong thủy vì đây là biểu tượng của gia đình sum họp, đoàn viên cùng nhau. Vì thế không chỉ vào các dịp lễ tết mà trong dịp trung thu, bưởi cũng là loại quả không thể thiếu trong mâm cỗ dâng lên tổ tiên.

Màu vàng của vỏ bưởi khi chính thể hiện cho sự may mắn, tài lộc với mong ước một năm sung túc, trọn vẹn. Có thể thấy cây bưởi biểu tượng cho sự may mắn, sức khỏe, tài lộc, sự nghiệp. Và đây cũng là lí do khiến cho các cây bưởi được nhiều người yêu thích chọn làm cây cảnh trong sân vườn.

Một số loại cây Bưởi ở Việt Nam

Bưởi Năm Roi

Bưởi Năm Roi là loại bưởi phổ biến tại Việt Nam được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Tây. Đặc biệt là tại Vĩnh Long, vùng đất của các cây ăn trái của Việt Nam. Bưởi năm roi có dáng tròn đều và nhỏ dần về phần đầu quả. Trọng lượng mỗi quả bưởi năm roi nặng khoảng 1 – 1,5kg/ quả.

Đặc điểm bưởi năm roi có vỏ mỏng khi chính vỏ chuyển sang màu vàng nhạt. Bên trong các múi bưởi có mùi vàng, giòn và mọng nước. Vị của bưởi năm roi có vị ngọt nhẹ và hơi chua đặc trưng ngay cả khi trái chin vàng cũng sẽ có độ chua nhẹ. Vì vậy loại bưởi này giúp cho người dùng không bị ngán do ngọt quá.

Bưởi 5 roi nổi tiếng của miền tây

Bưởi 5 roi nổi tiếng của miền tây

Bưởi Da Xanh

Khác với bưởi năm roi thì bưởi da xanh được trồng nhiều ở Bến Tre. Đặc điểm phần vỏ của bưởi da xanh lúc nào cũng có màu xanh sậm, vỏ dày. Khi còn tươi hay khi chin thì quả bưởi da xanh không chuyển màu vàng như bưởi năm roi. Múi bưởi da xanh có màu vàng và hơi hồng. Khi còn tươi thì bưởi có vị chua ngọt thanh, một số quả khi chin sẽ ngọt lịm. Trong những năm gần đây sản lượng bưởi da xanh ổn định và được giới thiệu rộng rãi không chỉ trong nước mà còn được mang ra xuất khẩu tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Cây bưởi da xanh

Cây bưởi da xanh

Cách nhân giống và tiêu chuẩn cây giống tốt

Cách nhân giống cây bưởi

Cách nhân giống cây bưởi

  • Nhân giống bằng hạt: Sau khi ăn bưởi, bạn có thể phơi khô hạt bưởi và gieo xuống đất ẩm. Sau khoảng 1 – 3 tháng hạt sẽ bắt đầu nảy mầm dần.
  • Chiết cành: Trong nông nghiệp, chiết cành là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để nhân giống cây con. Phương pháp này cho phép rút ngắn thời gian và tăng tỷ lệ đậu so với cách nhân giống bằng hạt. Khi chiết cành thì chỉ cần khoảng 3 năm là cây bưởi cho trái và có thể đạt tiêu chuẩn để bán trong vòng 4 – 5 năm.
  • Ghép mắt: là phương pháp nhân giống dễ cho ra quả nhất. Tỷ lệ sống và sinh trưởng khá cao do thừa hưởng bộ gen đã đucowj tuyển chọn từ cây mẹ. Tuy nhiên việc phát triển nhanh và cho ra quả sớm khiến cho cây dễ bị thoái hóa, thiếu chất dinh dưỡng. So với tuổi thọ của các loại cây bưởi nhân giống thông thường thì khi ghép mắt cây bưởi sẽ hạn chế hơn.

Tiêu chuẩn lựa chọn cây giống tốt

  • Tỷ lệ sống và sinh trưởng cao
  • Đảm bảo khi chọn cây để chiết cành, ghép mắt không bị sâu bệnh
  • Cây mẹ có chất lượng quả tốt
  • Đường kính của cành chiết phải trên 2 cm

Chọn cây bưởi làm giống có tiêu chí nào

Chọn cây bưởi làm giống có tiêu chí nào

Cách trồng và chăm sóc

Thời vụ

Vụ mùa của cây bưởi tùy thuộc vào giống cây trồng, có cây sẽ có 2 vụ trong năm nhưng có cây chỉ có 1 vụ mỗi năm. Chính vì thế chúng ta cần phải có kế hoạch để tính toán thời gian ra quả đúng dịp.

Cây bưởi có từ 1-2 mùa trong năm

Cây bưởi có từ 1-2 mùa trong năm

Đất đai

Đất trồng bưởi phải có tiêu chuẩn tầng canh tác ít nhất 60 cm. Khi giao cây cần đảm bảo đất tơi xốp, có độ ẩm, đảm bảo thoát nước, thông thoáng để cây có thể phát triển bộ rễ.

Đất trồng bưởi nên thông thoáng, tơi xốp

Đất trồng bưởi nên thông thoáng, tơi xốp

Mật độ

Mật độ trồng cây bưởi ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh trưởng của cây. Mật độ tiêu chuẩn được các chuyên gia nông nghiệp đề xuất mỗi ha khoảng 400 – 500 cây, mỗi cây cách nhau 4m và mỗi dãy cây cách nhau 4m.

Bón phân

  • Khi chưa có quả: bón 3 lần/ năm, mỗi lần bón cách nhau 40 ngày
  • Khi cây có quả: bón 4 lần/năm để bổ sung dinh dưỡng cho cây
  • Trước khi thu hoạch nên bón phân kali để giúp trái phát triển tốt nhất
  • Sau khi thu hoạch bưởi nên bón phân kết hợp với phân lân, phân đạm và vôi.

Phải có kế hoạch bón phân để cây sinh trưởng tốt nhất

Phải có kế hoạch bón phân để cây sinh trưởng tốt nhất

Tưới nước

  • Không tưới nước nhiễm mặn, nhiễm phèn
  • Độ pH tối ưu nhất cho cây là pH5,5
  • Cây cần nhiều nước trong thời gian ra hoa và chuẩn bị kết quả. Cây bưởi không chịu ngập úng và không chịu hạn được nên bạn cần tưới nước phù hợp với thời tiết tại nơi trồng

Tỉa cành cây

Tỉa cành bưởi để kích thước cho cây phát triển và loại bỏ những cành cây yếu sau khi thu hoạch quả. Ngoài ra những cành cây có dấu hiệu sâu bệnh cũng cần cắt ngay để không ảnh hưởng đến những cành khác. Bên cạnh đó, người nông dân cần đánh giá những cành cây không thể mang quả cũng cần loại bỏ.

Tỉa cành sau thu hoạch giúp cây sinh trưởng tốt hơn

Tỉa cành sau thu hoạch giúp cây sinh trưởng tốt hơn

Xử lý ra hoa

Xử lý ra hoa là phương pháp để kích thích cho cây ra hoa, thụ phấn, kết trái. Cây bưởi hầu như không cần xử lý nhưng vẫn ra hoa tốt. Tuy nhiên nếu bạn muốn điều tiết thời gian ra trái như mong muốn thì có thể xử lý ra hoa bằng cách tạo hạn trước thời giant hu hoạch từ 9 – 10 tháng.

Sâu, bệnh hại

Cây bưởi thường gặp nhiều các loại sâu bệnh, hại như: sâu vẽ bùa, bọ xít xanh, nhện đỏ, rệp muội xanh, sâu đục thân,… Để hạn chế được sâu bệnh thì bạn cần phải theo dõi cây thường xuyên để phát hiện sớm và diệt sâu đúng cách tránh lây lan.

Xử lý sâu bệnh gây hại càng sớm càng tốt

Thu hoạch

Khi thu hoạch, chúng ta nên hái khi quả còn tươi, chưa ngả vàng để khi đến tay người dùng thì bưởi vẫn còn tươi. Đặc biệt là đối với những dịp như Tết Nguyên Đán, Trung Thu thì nhiều người dùng bưởi để dâng hương thì khi thu hoạch chúng ta cần giữ lại cuống lá.

Hy vọng chúng tôi đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về cây bưởi cũng như cách trồng cây. Nếu bạn cần giải đáp thêm thông tin gì thì đừng ngần ngại tham khảo website Chợ Sinh Vật Cảnh nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *