Bệnh xì mủ lá dâu tây gây hại đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Bệnh gây hại làm ảnh hưởng đến chất lượng của cây trồng. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, quá trình nhiễm bệnh, biểu hiện bệnh và các biện pháp khắc phục qua bài viết dưới đây.
1.Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas fragariae gây nên. Vi khuẩn xâm nhập thông qua khí khổng của lá. Theo nghiên cứu thì vi khuẩn phát triển mạnh ở trong điều kiện khí hậu ẩm ướt và điều kiện thời tiết mát mẻ.
2.Quá trình nhiễm bệnh
Vi khuẩn lan ra từ cây này sang cây khác, từ lá già sang lá non, gây ra do sự bắn tóe nước khi trời mưa hay do tưới tiêu. Vi khuẩn xâm nhập thông qua cửa khí khổng của lá. Nếu muốn nhận biết thì vào sáng sớm lật mặt lá lên có thể thấy chất dịch màu trắng như mủ chảy ra từ vết bệnh. Bệnh gây hại ở trong các giai đoạn sinh trưởng của cây.
3.Biểu hiện của bệnh xì mủ lá dâu tây
- Vết bệnh là các đốm nhỏ sũng nước, ban đầu xuất hiện ở dưới bề mặt của lá. Khi bệnh nặng hơn thì các đốm góc cạnh phát triển mạnh hơn, kết hợp với nhau, các lá bị ảnh hưởng nặng có thể bị rách, lởm chởm, khô, có màu nâu đỏ.
- Lá cây sẽ có màu xanh tái khi ở dưới ánh sáng mặt trời. Sau đó thì các lá bệnh sẽ bị khô héo và chết.
4.Biện pháp khắc phục
- Chọn lọc, sử dụng giống cây sạch bệnh.
- Cắt tỉa, thu dọn các lá bị bệnh đem đi tiêu huỷ, đốt. Diệt trừ triệt để những mầm bệnh còn sót lại trên ruộng.
- Hạn chế sử dụng hệ thống tưới, phun mưa, sử dụng lớp phủ rơm cỏ khô để có thể hạn chế bắn toé nước khi trời mưa. Phải giữ cho ruộng dâu luôn khô ráo, có phương pháp tưới tiêu hợp lí (nếu có điều kiện tốt thì có thể áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt).
- Nếu thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh đầy đủ, hiệu quả thì ta có thể khống chế bệnh một cách dễ dàng.
Hi vọng rằng qua bài viết trên sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh, quá trình nhiễm bệnh, biểu hiện bệnh và các biện pháp khắc phục sao cho hiệu quả.