Những thông tin cơ bản liên quan đến Cây chùm ngây

Cây chùm ngây có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Trên thế giới cây được xem là tài nguyên vô giá, phòng được bệnh suy dinh dưỡng, bảo vệ sức khoẻ và giúp giảm nhẹ thiên tai. Các bộ phận của cây được sử dụng để có nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời, nguồn dược liệu phong phú và nguồn nguyên liệu hoàn hảo cho ngành mỹ phẩm… Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, giá trị dinh dưỡng, công dụng của chùm ngây và nấm hại chùm ngây qua bài viết dưới đây.

1.Nguồn gốc của cây chùm ngây.

Cây chùm ngây hay còn được gọi là rau chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera, thuộc họ chùm ngây. Đây là một loài cây thân gỗ có nguồn gốc từ Nam Á, thường được trồng hay mọc hoang tại nhiều nơi trên thế giới ở các vùng đất khô hạn khắc nghiệt nhiệt đới và bán nhiệt đới. Cây chùm ngây có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao, được khai thác và sử dụng ở rất nhiều nơi. Tuy mới được các nhà khoa học hiện đại phát hiện ra tác dụng và giá trị gần đây, nhưng từ thời cổ đại cây đã được người Ai Cập, Hy Lạp, La Mã sử dụng vì mang đặc tính chữa bệnh. Ở Việt Nam cây xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.

2.Đặc điểm của cây chùm ngây.

Đặc điểm của cây chùm ngây
Đặc điểm của cây chùm ngây

Cây chùm ngây thuộc cây thân mộc cao cỡ trung bình, thân cây bóng mượt, không có gai, cây tăng trưởng nhanh. Cây có thể cao khoảng 5-6, có đường kính 10 cm khi cây 1 tuổi nếu như không cắt ngọn và cao hàng chục mét khi trưởng thành (3-4 tuổi). Lá cây thuộc loại lá kép dài 30-60cm, có hình lông chim, màu xanh mốc, mỗi lá dài khoảng 12-20mm, hình trứng, mọc đối có 6-9 đôi. Hoa của cây có màu trắng kem, có cuống, hình dáng giống hoa đậu, mọc thành chuỳ ở nách lá, có lông tơ, nhiều mật, hoa nở vào tháng 1 và 2. Quả dạng nang treo dài từ 25-40 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, hạt hơi gồ, khía rãnh dọc theo quả. Hạt có màu đen, tròn 3 cạnh, lớn tầm cỡ hạt đậu Hà Lan. Cây ưa đất ráo nước, nhiều cát, nếu ở trong đất xấu cũng có thể mọc được, chịu được hạn hán, ưa nắng, độ pH trong đất từ 4,5-8. Cây gần như không bị sâu bệnh hại nên rất dễ chăm sóc. Nhưng cây lại không chịu được ngập úng, dễ chết nếu không thoát nước tốt.

3.Giá trị dinh dưỡng và công dụng của cây chùm ngây.

Giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây
Giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây

Chùm ngây là loại cây trồng đặc biệt vì rất hiếm loài thực vật nào có thể chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu với hàm lượng cao như vậy. Theo nguyên cứu thì các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng như: vitamin, canxi, magie, sắt, phốt pho, natri, kali, mangan, kẽm, chất đạm, acid amin, beta-caroten, hợp chất phenol… Cây còn cung cấp một hỗn hợp nhiều hợp chất quý hiếm như: quercetin, kaempferol, zeatin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid. Lá của cây chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn cả hoa và quả, tính theo trọng lượng thì vitamin C hơn 7 lần cam, vitamin A hơn cà rốt 4 lần, sắt gấp 3 lần cải bó xôi, canxi nhiều hơn sữa gấp 4 lần, đạm nhiều gấp đôi so với sữa chua, trứng và potassium (kali) gấp 3 lần chuối.

Công dụng của cây chùm ngây: cây được coi là một trong những loài cây hữu dụng bậc nhất trên thế giới, vì toàn bộ các bộ phận của cây từ cành, lá, hoa, quả, thân, rễ đều có tác dụng trong thực phẩm, dược phẩm, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

4.Nấm hại chùm ngây.

Hình ảnh nấm hại chùm ngây
Hình ảnh nấm hại chùm ngây

Các loại nấm gây hại cho cây chùm ngây như là: Cercospora moricola, Puccinia moringae, Sphaceloma morindae, Oidium sp., Polyporus gilvus… Sử dụng hoá chất phun dập dịch chỉ tiến hành khi dịch bệnh bùng phát quy mô lớn. Bên cạnh đó chồi cây non là thức ăn cho gia súc nên bảo vệ rừng ở giai đoạn đầu là rất quan trọng, cần được quan tâm đặc biệt.

Hi vọng qua bài viết ở trên sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ thêm về nguồn gốc, đặc điểm, giá trị dinh dưỡng, công dụng của chùm ngây và nấm hại chùm ngây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *