Cây Trầu Bà Leo Cột chắc hẳn không còn gì xa lạ với những người chơi cây cảnh. Với hình dáng đẹp, bắt mắt nên cây đã được rất nhiều người ưa chuộng. Hãy cùng Chợ sinh vật cảnh đi tìm hiểu lý do tại sao Cây Trầu Bà Leo Cột lại được nhiều người ưa thích đến vậy nhé!
1.Nguồn gốc xuất xứ của cây.
Cây Trầu Bà Leo Cột có tên khoa học là Epipremnum aureum, thuộc họ Ráy(Araceae). Cây có nguồn gốc từ đảo Solomon, ở Indonesia. Cây sống lâu năm, có khả năng chịu bóng, dễ chăm sóc nên thường được trồng làm cây nội thất. Cây có thân leo, thân lá phát triển tốt, khí sinh bằng rễ. Cây được trồng khắp nơi trên cả nước.
2.Đặc điểm của cây Trầu Bà Leo Cột.
Cây Trầu Bà Leo Cột có thân là dây leo trên thân có các đốt ngắn dài không đều nhau. Các rễ phụ mọc ra từ các đốt leo có nhiệm vụ bám chặt vào thân cây khác để kí sinh và phát triển. Dây leo của cây có thể phát triển dài đến chục mét nếu mọc ở ngoài tự nhiên. Nếu như được trồng làm cây cảnh chỉ cao khoảng 1-1,5m để phù hợp với không gian trong sân vườn. Lá của cây được phân thành 2 loại. Loại phổ biến nhất thì lá thường xanh đậm, hình tim, lớn và nhọn ở đỉnh, hai mặt trên dưới lá bóng mướt xếp thành từng lớp trên thân của dây leo. Loại còn lại thì trên lá sọc màu xanh hoặc có đốm màu vàng được gọi là dây trầu ông. Lá trầu bà có bẹ ôm lấy các đốt dây, cuống lá dài khoảng 10-15cm. Rễ của cây tỏa ra từ các đốt, bám chặt, hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Cụm lá hoa hình mo, cuống ngắn, trục hoa dày. Cây khó ra hoa, cần phải chăm sóc đúng cách đúng phương pháp thì cây mới ra hoa được.
3.Công dụng của cây Trầu Bà Leo Cột.
- Cây thường được dùng để trang trí nơi đại sảnh, góc phòng, hành lang, sân nhà ở các cơ quan, trường học, công ty,…
- Cây mang lại cảm giác thanh bình, xua tan những mệt mỏi.
- Cây còn có thể được làm thành món quà ý nghĩa để tặng cho người thân, bạn bè vào những dịp như: khánh thành, tân gia, khai trương, mừng thọ…
- Cây còn có thể thanh lọc không khí rất tốt. Cây có thể hấp thụ được các khí thải độc hại như: Aldehyde formic, Benzene, Monoxide de carbone, Toluene, Formaldehyde,… do đó cây còn mang lại sức khỏe cho con người.
- Ngoài ra cây còn có ý nghĩa về mặt phong thủy như: thể hiện ý chí không ngừng vươn lên, tượng trương cho sự mạnh mẽ, mang đến may mắn, sung túc, bình an cho người trồng.
4.Cách chăm sóc cho cây.
– Đất trồng: Cây không kén đất, có thể trồng trên đất xấu vẫn sống được. Nếu trồng cây trên đất vườn rộng thì cây có thể thoải mái đâm sâu tìm nguồn dinh dưỡng cho cây. Nhưng nếu trồng cây trong chậu thì cây sẽ không thể thoải mái phát triển rễ. Vậy nên cần để ý đến đất trồng cho những cây được trồng trong chậu để làm cảnh. Nên chọn cho cây loại đất tơi, xốp, thoáng khí nhưng giữ được ẩm. Có thể trộn trấu, xơ dừa, tro, than củi, phân chuồng hoại mục cùng với đất thịt để trồng cây. Ngoài việc chọn đất trồng phù hợp, cũng cần phải lựa chọn những chậu cây thích hợp vừa với kích thước của cây. Nên chọn chậu cây có lỗ thoát nước ở đáy để tránh để cây bị ngập úng. Nên thay đất và chậu cho cây khoảng 5 tháng đến 1 năm/1 lần để cây có thể phát triển tốt và khỏe mạnh.
– Ánh sáng: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Nhưng cây Trầu Bà Leo Cột chỉ cần có ánh sáng nhẹ, chịu được bóng râm, thích hợp trồng dưới tán lá hay trồng trong nhà. Cây không thể chịu nắng gắt trực tiếp lâu vì cây có thể bị cháy lá hoặc vàng lá. Nếu trồng ngoài trời thì cần dùng lưới che bớt ánh sáng cho cây. Còn nếu trồng trong nhà thì chỉ cần chiếu ánh sáng huỳnh quang vào cây là cây có thể phát triển tốt.
– Nước: Cây có nhu cầu nước trung bình, nếu tưới quá nhiều nước cây có thể bị nhập úng dẫn đến chết cây. Nếu trồng ở ngoài trời thì vào mùa hè chỉ cần tưới 1 lần/ ngày vào buổi sáng sớm và chiều muộn , còn vào mùa đông thì tưới 2/ tuần là được. Nếu cây được trồng trong chậu thì tưới 1 lần/ tuần với lượng nước vừa đủ cho cây.
– Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây là vào khoảng 15-30 độ C. Cây không chịu được nhiệt độ lạnh dưới 10 độ C.
– Dinh dưỡng: Bón phân NPK cho cây theo định kì 1 lần/ tháng, bổ sung phân vi lượng 1 lần/ 2 tháng. Có thể sử dụng thêm phân vi sinh, B1 để cây phát triển tốt hơn, phân trùn quế có lợi cho đất. Cần sử dụng bình xịt bón phân cho lá cây. Phải cắt bỏ lá già, lá úa cho cây.
5.Những chú ý khi trồng cây.
- Cây là loài ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng nên cần chú ý đến lượng nước tưới cho cây.
- Để tránh sâu bệnh cần phải thường xuyên lau chùi lá cho cây.
- Nếu trồng cây trong nhà thì cần đem cây ra ngoài trời 1 lần/tuần.
- Nếu thấy cây có những lá úa, vàng, héo thì cần cắt bỏ đi ngay.
- Cây hiếm khi bị nhiễm sâu nhưng thi thoảng vẫn sẽ bị ve, rệp, thối rễ,… Cần sử dụng thuốc trừ sâu , thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt những loài sâu bệnh gây hại. Để tránh sâu bệnh cần thường xuyên cắt bỏ lá vàng cho cây.
Hi vọng qua bài viết trên của Chợ sinh vật cảnh sẽ giúp mọi người hiểu rõ và biết thêm những cách chăm sóc hữu ích cho cây Trầu Bà Leo Cột.