Xoài được biết đến là một trong những loại cây ăn quả được trồng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Xoài mang lại rất nhiều giá trị về thẩm mỹ và kinh tế. Quả xoài mang hương vị thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về cây xoài trong bài viết sau đây.
Nguồn gốc của cây xoài
Hình ảnh cây xoài đã quá quen thuộc với mọi người. Xoài mọc rất nhiều ở đất nước ta. Mọi người có thể bắt gặp cây xoài ở bất cứ địa phương nào trên cả nước. Xoài có nguồn gốc bắt nguồn từ Đông Nam Á và Nam Á.
Hiện nay, xoài đã được nhân giống rộng rãi và xuất hiện ở hầu hết khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, khu vực trồng xoài nhiều hơn cả là các vùng nhiệt đới.
Nguồn gốc của cây xoài
Hình thái và đặc điểm
Xoài là giống cây rất dễ nhận biết. Chúng sở hữu cho mình những đặc điểm về hình thái như sau:
Thân cây
Xoài thuộc nhóm cây thân gỗ. Khi trưởng thành, cây có thể cao hơn 15m. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại xoài mà kích thước và chiều cao của cây sẽ có sự khác biệt. Gốc cây xoài sẽ thường có kích thước lớn và nhỏ dần về phía ngọn. Xoài càng lâu năm sẽ sở hữu kích thước càng lớn.
Thân cây xoài
Rễ cây
Rễ xoài có xu hướng đâm sâu vào lòng đất. Rễ cây xoài phân nhánh, chắc khỏe giúp cây cố định vững vàng và tìm kiếm các dưỡng chất.
Lá xoài
Lá xoài mọc nhiều, xen kẽ nhau. Lá xoài hình gì? Lá của xoài thuôn dài, mảnh mai. Kích thước của lá thường dao động từ 15 – 30cm. Mặt lá nhẵn bóng, màu xanh đậm. Mặt dưới sẽ có màu xanh nhạt hơn, nổi rõ các đường gân lá.
Xoài thường bắt đầu đâm chồi vào khoảng tháng 3 – 4. Xoài non, khỏe sẽ ra chồi nhiều hơn so với xoài đã già. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết, dinh dưỡng cho cây cũng tác động tới quá trình ra chồi của xoài.
Lá của cây xoài
Hoa và quả của xoài
- Hoa xoài: hoa thường mọc thành chùm, tại vị trí đầu cành. Hoa xoài có kích thước nhỏ, màu nhạt. Một chùm xoài có thể xuất hiện cả hoa đực và hoa lưỡng tính.
- Quả xoài: Xoài có quả dạng hạch dẹt. Khi xanh, quả xoài khá cứng và chín sẽ có màu vàng và thịt mềm. Xoài có hương thơm nhẹ, vị chua khi xanh và chuyển dần sang ngọt lịm khi chín.
Đặc điểm của quả xoài
Khả năng thích nghi
Cây xoài có khả năng thích nghi rất tốt. Chúng có thể sống và phát triển trong nhiều loại đất khác nhau. Nhiệt độ thích hợp để xoài sinh trưởng trong khoảng 24 – 27 độ C.
Cách trồng và chăm sóc
Để cay xoai có thể phát triển khỏe mạnh, cho quả nhiều và ngọt đòi hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc tốt.
Cách trồng xoài
- Đào hố có kích thước rộng khoảng 0,5m2, sâu 0,3m để trồng cây
- Trộn chung 30% phân chuồng và 60% đất cùng một ít phân hữu cơ và 3 – 5kg tro trấu chiếm 10% còn lại với nhau. Tạo thành một hỗn hợp cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho cây.
- Rải một ít hỗn hợp xuống dưới đáy hố để tạo lớp lót. Đặt cây xoài bao gồm cả bầu đất lên trên. Tiếp tục lấp hố lại với lượng hỗn hợp đất còn lại. Phủ lên bề mặt đất một lớp rơm rạ.
- Tưới nước cho cây thường xuyên
Cách chăm sóc cho xoài
- Tưới nước: Sau khi trồng nên tưới nước thường xuyên cho cây. Trung bình 2 – 4 ngày sẽ phải tưới nước 1 lần. Khi cây xoài lớn, có thể giảm số lần tưới nước, khoảng 1 – 2 tháng tưới 1 lần vào mùa đông. Thời điểm mùa hè nên tưới 1 tuần / lần.
- Bón phân: Mỗi năm nên bón phân cho xoài từ 1 – 2 lần. Mỗi lần bổ sung từ 0,2 – 0,4 kg NPK hoặc 2 – 3kg phân hữu cơ. Thời điểm xoài bắt đầu ra hoa cần bón phân để gia tăng năng suất.
- Phòng ngừa sâu bệnh: Đặc điểm của cây xoài rất ít sâu bệnh. Vì vậy, bạn không cần tốn quá nhiều thời gian trong việc lo lắng cây nhiễm bệnh.
Thành phần hóa học có trong quả xoài
Xoài được biết đến là loại quả có hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Trong quả xoài có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như:
- Vitamin B, C chiếm 2%
- Đường đơn chiếm 20%
- Axitsitric, Caroten chiếm 15%
Trong 100gr xoài chín sẽ chứa hàm lượng dinh dưỡng: nước (86,5g), Glucid (15,9g), Ca (10mg), P (15mg), Fe(0,3mg), vitamin C (36MG), Lipit (0,3g), protein (0,6g),…
Thành phần hóa học trong quả xoài
Phân loại xoài, giống xoài
Xoài được biết đến với nhiều giống khác nhau. Trong đó, cây xoài được chia thành 2 nhóm giống chính gồm: xoài hạt đơn phôi Ấn Độ và xoài hạt đa phôi Đông Nam Á. Mỗi loại xoài sẽ sở hữu đặc điểm khác nhau về hương vị và hình dáng quả.
- Xoài Cát Chu: giống xoài cho trái hơi tròn, vị ngọt pha chút chua nhẹ, thịt thơm ăn rất ngon. Trung bình, xoài Cát Chu cho quả khoảng 250 – 300gr. Giống xoài này cho năng suất khá cao.
- Xoài Cát Hòa Lộc: Giống xoài này sở hữu trái to. Mỗi quả xoài có trọng lượng từ 400 – 600gr. Trái khi chín có hương thơm đặc trưng, vị ngọt, hạt lép.
- Xoài Tứ quý: Xoài có tán thưa, lá khá to. Trái xoài hình bầu dục với đầu nhọn, kích thước khoảng 320gr. Xoài Tứ quý khi chín có hương thơm nhẹ, vị ngọt.
- Xoài Tượng: kích thước của xoài tượng khá lớn, vỏ màu xanh. Thịt xoài giòn, thơm, vị chua nhẹ. Xoài Tượng tập trung nhiều ở khu vực miền Trung nước ta.
- Xoài Thanh Ca: quả xoài Thanh Ca có kích thước vừa phải, màu xanh, đầu quả hơi nhọn. Khi ăn có vị hơi chua.
- Xoài Bắc Úc: giống xoài này mang lại giá trị kinh tế cao. Xoài có quả tròn, hương thơm và ngọt. Quả xoài sẽ chuyển dần từ màu xanh sang đỏ hồng. Khi chín sẽ có màu vàng đồng.
- Xoài Thái Lan: giống xoài này cho quả to, dài. Xoài khi ăn xanh sẽ có vị ngọt, giòn. Đây là loại xoài rất được ưa chuộng hiện nay ở nước ta.
Giá trị sử dụng của xoài trong cuộc sống
Xoài mang lại rất nhiều giá trị cho cuộc sống. Mỗi một bộ phận của cây xoài đều được tận dụng để phục vụ mục đích riêng. Chính vì vậy, xoài được đánh giá là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao.
Tác dụng của xoài chín
Xoài chín thường có màu vàng, vị ngọt và hương thơm nhẹ. Trong thịt xoài chín có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
- Xoài chín có tác dụng nâng cao đề kháng
- Tốt cho hệ thần kinh
- Phòng ngừa ung thư
- Nhuận tràng
- Hạ đường huyết
- Nâng cao sức khỏe hệ tim mạch
- Làm giảm cholesterol
- Vỏ của xoài chín hỗ trợ cầm máu, chữa ho ra máu,…
Tuy nhiên, chỉ nên ăn mỗi ngày không quá 2 quả xoài chín. Không nên ăn xoài lúc quá đói hoặc quá no. Một số trường hợp không nên ăn xoài như người bị đái tháo đường, bị sốt, vết thương chưa lành,…
Tác dụng của xoài xanh
Bên cạnh xoài chín thì quả xoài xanh cũng đem lại nhiều tác dụng khác nhau. Thịt quả xoài xanh có chứa nhiều vitamin C giúp nâng cao đề kháng, đẹp da.
Phần hạch của quả xoài xanh chứa thành phần tanin, tinh bột, acid gallic tự do, dầu, vị đắng đem lại công dụng chữa ho, hỗ trợ tiêu hóa, ngừng tiêu chảy.
Tác dụng của xoài xanh
Tác dụng của lá xoài
Trong lá xoài có chứa thành phần tanin cùng mangiferin đem lại tác dụng lợi tiểu, tiêu độc và hành khí. Lá xoài được sử dụng trong hỗ trợ các bệnh lý về hô hấp như viêm phế quản, ho. Ngoài ra, lá xoài còn giúp giảm ngứa ngoài da hiệu quả.
Tác dụng của vỏ thân cây xoài
Với vỏ xoài, mọi người có thể sử dụng để chữa ho, giảm viêm sưng vùng cổ họng, cải thiện tình trạng đau răng. Bởi trong vỏ cay xoai có chứa hợp chất tanin cùng mangiferin.
Ý nghĩa của cây xoài trong phong thủy
Xoài là giống cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh, ít sâu bệnh. Trồng xoài trong nhà đại diện cho sự sinh sôi mạnh mẽ, mang lại nhiều may mắn. Bên cạnh đó, xoài còn cung cấp oxi, bóng mát cho không gian sống. Cuộc sống của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn khi có sự góp mặt của màu xanh thiên nhiên.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cây xoài. Xoài là một giống cây mang lại nhiều giá trị về vật chất lẫn tinh thần. Trồng xoài sẽ giúp bạn có không gian xanh, đem lại nhiều ý nghĩa sâu sắc trong phong thủy. Đồng thời, quả, lá và vỏ xoài còn có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Để sở hữu giống xoài chất lượng cùng nhiều thông tin hữu ích về cách trồng và chăm sóc xoài, hãy liên hệ với https://chosinhvatcanh.vn/