Chim Họa Mi và những thông tin liên quan đến Chim Họa Mi

Chim Họa Mi được mệnh danh là một loài chim có giọng hót tuyệt vời nhất trong các loài chim rừng. Hiện nay chúng đang rất được ưa chuộng và là một giống chim cảnh được chọn nuôi nhiều nhất. Với ngoại hình bắt mắt và một giọng hót tuyệt vời loài chim này đã đốn tim không biết bao nhiêu người mê chim cảnh. Để hiểu rõ hơn về loài chim này bạn hãy cùng chợ sinh vật cảnh đi tìm hiểu ngay về loài chim này trong bài viết dưới đây.

1.Nguồn gốc của chim Họa Mi

Chim Họa Mi hay nhiều người còn biết chúng với cái tên là Họa Mi Vàng hay Bunting. Loài chim này còn có tên khoa học là Garrulax Canorus. Chúng là loài chim thuộc bộ sẻ và có họ Kim Anh. Chim Họa Mi thường sống khá phổ biến ở các khu rừng ở Trung Quốc và Việt Nam.

Chim Họa Mi
Chim Họa Mi

Tại Việt Nam thì chúng tập chung chủ yếu ở các tỉnh rừng núi phía Bắc như: Lai Châu, Lạng Sơn, Sơn La và Móng Cái.

Đặc điểm tự nhiên thích hợp cho chim sống và phát triển là ở các vùng rừng rậm nhiệt đới, vùng núi cao, nơi có nhiệt độ thấp và mắt lạnh.

2.Đặc điểm của chim Họa Mi

Chim Họa Mi có cơ thể tương đối lớn. Hầu hết bộ lông của chúng có nâu sẫm, còn phần ở ngực thì lông có màu vàng hung.

Chúng sở hữu đôi mắt to, rất long lanh, có viền bao quanh xung quanh và nó kéo dài khoảng một phân rưỡi ra phía sau.

Đặc điểm của chim Họa Mi
Đặc điểm của chim Họa Mi

Chim khi trưởng thành có chiều dài khoảng 20cm.

Chim có phần mỏ dày và sắc, chân của chúng nhỏ, dài, các ngón chân sắc nhọn và hai bộ phận này đều có màu nâu nhạt.

Chim Họa Mi có lông đuôi thẳng và nhiều.

Trong tự nhiên, chim Họa Mi sống riêng lẻ lên chúng không chấp nhận có sự xuất hiện của những kẻ lạ mặt khác. Và chim đực thường có bản tính hiếu thắng và luôn tranh giành con mái một cách quyết liệt

3.Tập tính sinh sản của chim Họa Mi

Chim Họa Mi giao phối vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 7 vào chúng thường giao phối vào lúc trời hửng sáng. Sau đó chúng sẽ tiến hành xây tổ. Tổ của chúng được kết bằng tre trúc, cỏ khô hay các nhánh cây khô,….

Loài chim này là loài chim sống rất chung thủy, chim đực và chim cái lúc nào cũng sống gần nhau như hình với bóng.

Tập tính sinh sản của chim Họa Mi
Tập tính sinh sản của chim Họa Mi

Mỗi mùa giao phối mỗi cặp chim Họa Mi có thể đẻ được ba lứa. Mỗi lần đẻ sẽ đẻ được khoảng 3 – 5 trứng và chim tơ sẽ đẻ số lượng trứng nhiều hơn. Và trứng của chim có xanh sẫm hoặc xanh lam nhạt và điểm phớp những chấm sọc.

Vào khi chim non đã bay được thành thạo thì chúng sẽ tách bầy và mỗi con sẽ tự lo kiếm sống một con.

4.Cách nuôi và chăm sóc Chim Họa Mi

4.1:Thức ăn của chim Họa Mi

Chim Họa Mi khá dễ nuôi nhưng khi mới nuôi bạn cần cho chim ăn các loại thức ăn chúng đã quen ăn trong tự nhiên như: cào cào, châu chấu, sâu bọ, trứng kiến,…. Sa đó bạn có thể chuyển dần khẩu phần ăn của chim sang cám tự pha trộn, giảm khẩu phần ăn trong tự nhiên đi.

Thức ăn của chim Họa Mi
Thức ăn của chim Họa Mi

Để có một chú chim hót hay thì thức ăn là yếu tố quyết định rất nhiều nhất là trong thời thuần dưỡng chim. Để chim có thể nhanh lớn và hót hay thì mỗi ngày bạn nên cho chim Họa Mi ăn nhiều cào cào khoảng 20 – 30 con. Khi chim đã dạn hơn thì bạn bắt đầu mua cám tổng hợp về để cho chim ăn. Bạn có thể trộn chung với gạo, côn trùng và trái cây tươi.

Lưu ý: Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà bạn nên thay đổi thành phần thức ăn của chim. Tuy nhiên bạn không nên thay đổi thức ăn cho Chim quá đột ngột, vì chim Họa Mi rất dễ bị dị ứng trước mùi thức ăn lạ.

4.2:Cách chọn lồng nuôi chim Họa Mi

Lồng nuôi chim có thể làm bằng mây hoặc tre không nhất thiết là lồng phải làm bằng sắt.

Đường kính lồng chim khoảng từ 30 – 40cm và có số lượng nan lồng là 60 chiếc

Trong lồng cần phải có đầy đủ các dụng cụ ăn uống cho chim và phải có thanh ngang để chim nhảy.

Và lồng nuôi chim luôn cần phải đảm bảo sạch sẽ và bạn nên vệ sinh lồng chim hàng ngày. Và lên đặt lồng chim ở vị trí ít gió.

5.Cách huấn luyện cho chim Họa Mi hót hay

Muốn có một chú chim hót hay bạn cần phải thường xuyên cho chim tập hót. Tốt nhất là bạn cần phải cho chim tiếp xúc với nhiều chú chim Họa Mi hót hay khác. Nếu chim của bạn là chim bổi thì bạn nên trùm kín lồng rồi sau đó mới đem chim đi tập. Bạn trùm kín lồng rồi đặt chim xuống đất và bạn lên đặt chim của bạn gần những chú chim già để cho chúng nghe tự nhiên nó sẽ hót theo, đồng thời nó cũng sẽ dạn dĩ hơn.

Cách huấn luyện chim Họa Mi
Cách huấn luyện chim Họa Mi

Nếu không có thời gian đi giao lưu tập dượt thì bạn nên cho chim tiếp xúc với nhiều video chim Họa Mi hót đặc sắc cho chúng nghe. Và bạn cần thường xuyên mở lên cho chúng nghe. Để có hiệu quả nhất thì bạn có thể đặt chim nơi yên tĩnh,treo lồng trên cao rồi vén áo lồng lên để chim có thể nghe rõ hơn. Việc mở video khiến chúng có thể nghe được nhiều giọng và hót hay hơn.

6.Các bệnh thường gặp ở chim Họa Mi

  • Bệnh tiêu chảy
  • Bệnh đau mắt
  • Chết đột ngột, mất màu lông
  • Viêm tuyến nhờn
  • Ký sinh trùng
  • Viêm phổi.

7.Giá thành của chim Họa Mi

Giá thành của mỗi chú chim Họa Mi phụ thuộc vào đặc điểm ngoại hình, màu sắc của lông chim và quan trọng nhất chính là giọng hót của chúng.

  • Chim non có giá giao động từ 170.000 – 280.000 vnđ/con
  • Chim mái giao động 1.200.000 – 1.600.000 vnđ/con
  • Chim đực mộc, dáng cao, bệ vệ có giá giao động khoảng từ 420.000 – 450.000vnđ/con.
  • Những chú chim Họa Mi cái dáng đẹp, hót hay có thể có mức giá trên đến 50 triệu/con.
giá chim Họa Mi
giá chim Họa Mi

Trên đây là một số thông tim về chim Họa Mi. Mong rằng qua bài viết Chợ sinh vật cảnh đã giúp bạn hiểu hơn về loài chim đã khiến bao nhiêu người yêu chim phải điêu đứng này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *