Chim sáo và những vấn đề cơ bản liên quan đến Chim sáo

Chim Sáo hiện đang là một loài chim được rất nhiều người yêu thích. Bởi chúng không chỉ sở hữu vẻ ngoài đẹp mà chúng còn có giọng hót rất dễ khiến người khác bị thu hút và chúng cũng có nhái giọng con người. Chính vì thế mà chúng đang ngày càng nhận được nhiều sự chú ý và yêu mến của nhiều người chơi chim cảnh. Vậy để hiểu hơn về loài chim xinh đẹp hấp dẫn này bạn hãy cùng chợ sinh cảnh cảnh đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1.Nguồn gốc của Chim Sáo

Chim Sáo còn có tên khoa học là Sturnidae và chúng có nguồn gốc từ họ Sáo. Họ của loài chim này được tìm thấy và miêu tả bởi Rafinesque vào năm 1815.

Chim Sáo
Chim Sáo

Tại nước ta, ngoài tên gọi là Sáo thì loài chim này còn có nhiều tên gọi khác như: Chim yểng, chim nhồng hay chim cà cưỡng.

Theo nguyên cứu thì loài Sáo rất là đa dạng với gần 30 giống loài khác nhau đang sinh sống ở nhiều vùng miền trên toàn thế giới. Và còn có nhiều thông tin cho rằng Sáo là một loài chim bản địa của Châu Á.

2.Đặc điểm của chim Sáo

Sáo là loài có kích thước nhỏ. Kích thước khi trưởng thành của chúng trung bình khoảng từ 15 – 30cm. Cân nặng của chúng cũng chỉ dao động khoảng 35 – 220gam. Tuy có vóc dáng nhỏ bé nhưng cơ thể chúng rất rắn chắc và chúng có thể di chuyển rất nhanh nhẹn khi bay lượn.

Chim Sáo có phần đầu nhỏ, hơi dẹp. Mỏ của chúng khá nhọn, cứng và có màu vàng tươi. Đôi mắt to tròn và có viền vàng xung quanh mắt. Và tùy thuộc vào màu lông mà mắt chúng có thể có màu đen hoặc màu nâu.

Đặc điểm của chim Sáo
Đặc điểm của chim Sáo

Phần cổ của chúng khá dài, bởi thế loài chim này khi đứng luôn có tư thế ngực ưỡn lưng thẳng.

Cánh của chúng khá dài và chắc khỏe. Vì thế mà khi chúng bay trên bầu trời một khoảng thời gian dài chúng cũng không hề bị mỏi.

Chúng có một đôi chân thon dài. Mỗi bàn chân của chúng có 3 ngón dài phía trước và 1 ngón nhỏ phía sau. Và tất cả các ngón chân của chúng đều có móng vuốt vô cùng sắc nhọn giúp chúng có thể bám chặt hơn vào các cành cây.

Lông của chim Sáo được cấu tạo bởi hai lớp, một lớp lông mềm bên trong và một lớp lông cứng ở bên ngoài. Và phần lông ở cánh và đuôi thường rất dài và cứng, vì cánh và đuôi là 2 bộ phận chính giúp chim có thể làm chủ được hướng bay và cản lại sức gió lên lông ở 2 bộ phận trên đều rất cứng cáp. Và thường thì lớp lông bên trong thường có màu nhạt hơn so với lớp lông bên ngoài.

Tùy vào từng loài mà màu sắc của chim sẽ thay đổi. Hiện nay giống chim này có 3 màu sắc phổ biến đó là: màu đen, màu nâu và màu đốm sao xanh.

3.Cách nuôi và chăm sóc chim Sáo

3.1: Chế độ dinh dưỡng của chim Sáo

Chế độ dinh dưỡng của chim sáo là vô cùng cần thiết cho sự phát triển của loài chim.

Chế độ dinh dưỡng của chim Sáo
Chế độ dinh dưỡng của chim Sáo

Chim sáo là loài chim ăn tạp nên chúng có thể ăn được cả động vật và thực vật.

  • Động vật chủ yếu là các thức ăn như: Cào cào, châu chấu, sâu xanh, sâu gạo,…
  • Thực vật là các loại trái cây, hạt kê,….

Ngoài những thức ăn trên bạn có thể cho chúng ăn cám chuyên dụng cho chim hoặc cám dành cho gà con,…

Để cho Chim Sáo có thể phát triển tốt hơn bạn nên bổ xung thêm nhiều thức ăn có chứa chất xơ như: chuối, đậu phộng,….

3.2:Cách chọn lồng nuôi Sáo

Lồng nuôi chim Sáo có thể là lồng mây và lồng tre là tốt nhất. Bạn nên chọn lồng nuôi có kích cỡ trung bình hoặc lớn. Vì Chim Sáo rất thích nhảy nhót lên bạn cần chuẩn bị lồng rộng rãi để chúng có thể dễ dàng bay nhảy.

Cách chọn lồng nuôi chim Sáo
Cách chọn lồng nuôi chim Sáo

Lồng nuôi chim phải có then cài thật chắc vì chúng là loài rất nghịch ngợm, chúng có thể dùng mỏ để mở chuồng rất khỏe lên bạn phải hết sức chú ý.

Bên trong lồng nuôi phải có đầy đủ các các đồ dùng như: cốc uống nước, bát ăn hạt và trái cây, nên chuẩn bị thêm một chiếc bắt riêng đẻ ăn côn trùng.

Và vào mùa đông bạn nên có màn che để chắn gió và giữ ấm cho chúng.

Bạn lên đặt lồng nuôi theo hướng Đông – Nam vì vị trí này sẽ mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông.

3.3:Cách tắm và vệ sinh cho chim Sáo

Để chim Sáo có được sức khỏe tốt và một bộ lông đẹp thì việc tắm nước và tắm nắng là một việc vô cùng quan trọng.

Cách tắm và vệ sinh cho Chim SáoCách tắm và vệ sinh cho Chim Sáo
Cách tắm và vệ sinh cho Chim Sáo

\

  • Đối việc tắm nước cho chim sẽ giúp chim loại bỏ được rận mạt trong lông và cũng giúp lông chim chắc khỏe hơn, mượt hơn. Khi mới nuôi chim thì có thể chúng chưa quen thì chúng sẽ không chịu tắm, bạn có thể vẩy lên người một ít nước để chúng quen dần. Bạn chỉ cần kiên trì vẩy nước lên chim từ 2 đến 3 ngày nó sẽ quen dần vào tự động sẽ nhảy xuống tô nước và tắm. Sau khi tắm xong bạn nên lâu cho chúng đi tắm nắng khoảng 15 – 20 phút để chúng được khô lông, sau đó bạn lên đưa lồng chim vào chỗ bóng mát. Bạn chú ý lên tắm cho chim vào buổi trưa và lên tắm 1 ngày 1 lần vào những ngày nắng nóng trên 300C, còn nắng nhẹ thì chỉ nên tắm 1 tuần 1 lần, vào mùa đông bạn chọn những ngày có nắng ấm để tắm cho chúng.
  • Đối với việc tắm nắng cho chim là một việc không thể thiếu trong quá trình chăm sóc chim. Tốt nhất hàng ngày bạn nên cho chim tắm nắng vào buổi sáng lúc 9 đến 10 giờ sáng. Lúc này nắng sẽ không quá gắt. Mỗi ngày bạn chỉ cần cho chúng tắm nắng khoảng 30 phút, việc tắm nắng mỗi ngày sẽ giúp chim hấp thụ Vitamin D giúp xương chắc khỏe hơn và dạn người hơn. Vì vậy hàng ngày bạn lên bỏ chút thời gian để cho chúng được tắm nắng mỗi ngày.

Bạn chú ý phải thường xuyên dọn lồng chim và dụng cụ ăn, uống nước của chim để đảm bảo lồng và các dụng cụ ăn uống của chim luôn được sạch sẽ.

4.Các bệnh thường gặp ở chim Sáo

Khi nuôi chim bạn cần nên đặc biệt quan tâm đến các hành vi và triệu chứng chúng, điều này có thể giúp phát hiện sớm các bệnh mà chim đang mắc phải.

Các bệnh thường gặp ở chim Sáo
Các bệnh thường gặp ở chim Sáo

Một số bệnh chim sao hay gặp:

  • Tiêu chảy
  • Lông xơ xác
  • Béo phì
  • Viêm phổi

Những bệnh này nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống chưa hợp lý, vệ sinh cơ thể chưa đúng cách. Nên bạn cần hết sức quan tâm và chú trọng đến chế độ dinh dưỡng của chim sao cho hợp lý và luôn phải chú ý đến việc vệ sinh lồng, dụng cụ ăn uống của chúng.

5.Phân loại chim Sáo

Sáo có thể xem là một trong những giống chim có chủng loại đa dạng nhất hiện nay với gần 30 loài. Dưới đây là một số dòng Sáo phổ biến nhất hiện nay.

Chim Sáo đá
Chim Sáo đá
  • Chim Sáo đá xanh mỏ vàng: Đây là loài chim có Nguồn gốc từ khu vực Tây Á và được tìm thấy vào năm 1785. Đặc điểm của loài chim này là khi còn nhỏ phần mỏ và bộ lông thường có màu nâu. Nhưng khi chúng trưởng thành bộ lông của chúng lại chuyển sang màu xanh dương và những đốm sao màu trắng. Mỏ chim đực thường có màu xám xanh còn mỏ chim cái thường có màu vàng. Chim đá xanh mỏ vàng là một giống Sáo đẹp được rất nhiều nuôi chim cảnh quan tâm và chú ý đến.
  • Chim Sáo đen- Chim Sáo Trâu: Loài chim này có đặc điểm nhận dạng là phần lông ở trên đỉnh đầu của chúng như một chiếc mào. Phần mỏ và đôi chân của chúng có màu vàng óng cùng với bộ lông đen óng mượt. Chúng là một loại tuy không có sự xuất sắc về vẻ ngoài nhưng chúng khá thân thiện và rất dễ dạy đỗ.
  • Chim Sáo Nâu: Loài chim này có thân hình cân đối. Phần đầu, cổ và đuôi của chúng đen bóng. Ngực của chúng thường có màu nâu xám, trong đó lưng, lông cánh thường có màu nâu nhạt. Và phần viền lông cánh có màu đen và màu trắng. Mắt của chúng khá tròn với viền xung quanh mắt có màu vàng nhạt và lòng mắt có màu đỏ. Và đây là một trong những giống chim khá phổ biến tại Việt Nam.

6.Giá thành của chim Sáo

Mức giá để sở hữu một chú chim sáo dao động từ 200.000 –  4.000.000 vnđ/con. Mức giá này tùy thuộc vào kích cỡ, giọng nói và nơi chúng sinh ra.

Giá thành của chim Sáo
Giá thành của chim Sáo

Trên đây là một số thông tin về loài chim Sáo loài chim cảnh đang được yêu thích nhất hiện nay. Hy vọng rằng qua bài viết trên chợ sinh vật cảnh đã giúp bạn có thêm được nhiều những thông tin về Chim này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *