Chim Vàng Anh là loài chim cực kỳ gần gũi với đối với mỗi người dân Việt nam. Loài chim này hiện nay đang được giới chim cảnh rất chú ý và yêu thích bởi loài chim này không chỉ sở hữu giọng hót hay mà còn có vẻ ngoài rất xinh đẹp và bắt mắt. Để biết nhiều hơn về loài chim này bạn hãy cùng chợ sinh vật cảnh đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nguồn gốc xuất xứ
Chim Vàng Anh hay còn được gọi là chim hoàng anh, là loài chim duy nhất thuộc họ vàng anh, thuộc bộ sẻ và chúng sinh sống chủ yếu ở khu vực ôn đới của Bắc bán cầu.
Loài chim này có tập tính di cư. Mùa Hè chúng di cư đến những khu vực Châu Âu, Châu Á, mùa Đông di cư đến khu vực nhiệt đới.
2. Đặc điểm của chim Vàng Anh
2.1.Đặc điểm ngoại hình của chim Vàng Anh
Ngoại hình chim Vàng Anh khá thu hút ,chúng có những đặc điểm sau:
- Đầu chim có màu đen, mỏ và mắt màu đỏ, chân nâu, toàn thân màu vàng chanh, đuôi, vai và cánh có màu trắng đen .
- Đặc biệt chim vàng anh có 16 giọng hát được phân ra rất đặc biệt, độc đáo nhất chính là 2 giọng hát ru khi chúng nuôi con. Tiếng hát của chúng giống với chim giẻ cùi nhưng thánh thót hơn .
- Chim trống mang màu sắc lòe loẹt với các màu tương phản. Phần lớn là màu vàng tươi và các vết đen trên đầu ,cánh và đuôi. Chim trống ở vài loài ở Đông Nam Á có màu đen hoặc đỏ.
- Chim mái có màu sắc khá giống với chim trống nhưng hơi có màu xanh lục, phần bụng có màu tươi hơn. Vì thế mà loài chim mái nhìn chung có màu sắc ít tương phản hơn chim trống.
- Những con chim non có bộ lông màu sắc giống với chim mái nhưng thêm các sọc vằn bổ sung.
- Vàng Anh là loài chim có giọng hót hay , chúng hót rất giỏi và có kích cỡ trung bình. Chim trưởng thành có kích thước khoảng 15 cm.
- Mỏ của chim Vàng Anh khỏe, nhọn, các chân và ngón khá ngắn nhưng rất khỏe.
2.2:Đặc điểm tính cách của chim Vàng Anh
Vàng Anh là loài nhút nhát nên nếu ở ngoài thiên nhiên chúng thường ẩn sau những lùm cây và ngụy trang chính nhờ bộ lông của mình nên khó có thể thấy được.
3.Thức ăn của chim Vàng Anh
Chim Vàng Anh rất dễ nuôi bởi chúng ăn tạp, thức ăn chủ yếu có sẵn trong tự nhiên như sâu bọ, hoa quả, mật ong. Một số loài hoa quả như táo, đu đủ, chuối, ăn 1 số loại trái cây,….Chim còn có thể ăn những loại giun, sâu bọ nhỏ, cào cào. Trong thời gian chúng thay lông cần phải chú ý tăng lượng thức ăn hằng ngày cho chúng nhất là côn trùng và hoa quả tươi.
Hơn nữa, chim còn có thể ăn những loại thức ăn tổng hợp như cám ngô, cám gạo, bột đậu xanh.
Tùy theo các mùa trong năm mà ta có thể cho chim ăn nhiều loại hoa quả mọng nước, mùa đông có thể ăn hoa quả như cà chua.
4.Đặc tính sinh sản của chim Vàng Anh
Các loại Vàng Anh làm tổ trên ngọn cây, với những tổ nằm ngang.
Mùa sinh sản của chim Vàng Anh thường là từ tháng 5 đến tháng 7. Và mỗi lần đẻ chim Vàng Anh đẻ khoảng 2 – 4 quả trứng.
Trứng của chúng có màu trắng hoặc ánh vàng có đốm sẫm màu và chim non có màu ánh nâu. Và chim Vàng Anh non từ 4 – 6 tháng sẽ bắt đầu thay lông
5.Kỹ thuật huấn luyện Chim Vàng Anh
Chim Vàng Anh là một loài chim tương đối nhút nhát nên quá trình thuần hóa loài chim này bạn cần rất kiên trì. Để không mất quá nhiều thời gian trong việc thuần hóa chim bạn nên lựa chọn các con chim non để nuôi. Vì thuần hóa chim non sẽ nhanh hơn là những con chim đã già. Chim già rất khó thuần.
Chim Vàng Anh sẽ có 16 giọng hót và được phân khúc rất đặc sắc. Ngoài việc hàng ngày bạn lên mở âm tiếng chim để chúng có thể nghe được nhiều những giọng hót khác cùng loài, thì bạn cũng lên đưa chúng đi giao lưu với các con chim khác để cho chúng tự học hỏi lẫn nhau.
6.Các bệnh thường gặp ở chim Vàng Anh
- Bệnh Dạ Dày: Nguyên nhân là do chim ăn phải thức ăn lâu ngày bị ẩm mốc và nguồn nước uống của chúng bị bẩn do bạn không thường xuyên thay nước uống cho chúng nên chúng bị viêm dạ dày. Biểu hiện của bệnh là: chim sẽ gầy gò, ủ rũ, ít vận động và không chịu hót, lông chim tả tơi, phân dính đặc có màu nâu vàng trắng và có mùi hôi.
- Cảm lạnh và viêm phổi: Nguyên nhân chủ yếu là do khí thời tiết ở các các tỉnh miền Bắc nước ta thay đổi đột ngột vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp bất thường. Hoặc do khi tắm xong chim gặp phải gió lạnh khiến cho chim dễ bị cảm lạnh. Biểu hiện bệnh là: chim thở khò khè, ăn yếu, nước mũi chảy, toàn thân run rẩy, lông bị xù lên và rụng nhiều.
- Bệnh về chân: Đây là bệnh thường gặp ở chim. Nguyên nhân có thể do chúng bị các vật sắc nhọn cứa vào chân hoặc bị côn trùng cắn rồi bị nhiễm trùng, mưng mủ, sưng tấy và nghiêm trọng hơn có thể bị hoại tử. Bạn lên dùng dao nhọn để lấy hết mủ ra sau đó dùng muối sinh lý để rửa sạch vết thương ở chân hoặc bạn cũng có thể dùng thuốc tím 0,1% xử lý sạch vết thương, sau đó bôi cồn iốt và thuốc chống nhiễm trùng lên.
- Bệnh nhiễm khuẩn: nguyên nhân gây bệnh có thể do lồng bị ẩm mốc và không thường xuyên vệ sinh lồng, thức ăn để lâu. Khi mắc bệnh hệ miễn dịch của chúng sẽ kém, phân chim cũng chuyển sang dạng lỏng và có màu xanh lá cây.
7.Các loại chim Vàng Anh ở Việt Nam
Việt nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của chim Vàng Anh. Chúng thường tập trung nhiều ở rừng miền Trung và miền Đông Nam Bộ. Ở Việt Nam có 4 loài Vàng Anh chính như:
- Chim vàng anh gáy đen
- Chim vàng anh mỏ mảnh
- Chim vàng anh đầu đen
- Chim vàng anh đỏ
Hy vọng với những thông tin mà Chợ sinh vật cảnh đã chia sẻ về Chim Vàng Anh đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loài chim rất gần gũi với mỗi người dân Việt Nam này.