Chim Vành Khuyên là một loài chim đang khá là phổ biến ở nước ta hiện nay. Chúng là một loài chim nhỏ nhưng lại được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho chúng một vẻ bề ngoài xinh đẹp và một giọng hót vô cùng hay. Để biết hiểu hơn về loài chim thú vị này, bạn hãy cùng chợ sinh vật cảnh đi hiểu ngay những thông tin trong bài viết dưới đây.
1.Thông tin về chim Vành Khuyên
Chim Vành Khuyên hay nhiều người còn gọi chúng với cái tên khác là chim Khoen, chúng có tên khoa học là Zosteropidae. Chúng là một loài chim thuộc bộ sẻ và chúng có nguồn gốc ở Châu Phi. Loài chim này phân bổ nhiều nhất tại các hòn đảo thuộc Ấn Độ Dương.
Và ở Nước ta hiện nay, dựa vào hình dạng và màu sắc của chim mà người ta chia chúng làm ba loại chim chính là:
- Chim Vành Khuyên Xanh: Loài chim này sống chủ yếu ở khu vực miền Bắc và Miền trung. Chúng Đây là loại chim được khá nhiều người chơi chim cảnh lựa chọn bởi chúng không chỉ có một ngoại hình bắt mắt mà còn sở hữu một giọng hót rất hay.
- Chim Vành Khuyên Vàng: Loài chim này sống chủ yếu ở khu vực miền Nam vì chúng chỉ sống được ở những điều kiện môi trường nắng nóng vừa phải. Loài chim này có một bộ lông vàng óng và sở hữu một giọng hót đanh dài.
- Chim Vành khuyên Nâu: Loài chim này có một thân hình khá đồ sộ nhưng giọng hót của chúng lại không được trong trẻo như Chim Vành Khuyên Xanh và Vành Khuyên Vàng. Chính vì thế mà chúng không mấy được ưa chuộng và loài chim này được ít người nuôi.
2.Đặc điểm của chim Vành Khuyên
Chim Vành khuyên là loài chim nhỏ bé. Chiều dài cơ thể của chúng chỉ khoảng 15cm. Chim Vành Khuyên có phần đầu tròn, đôi mắt chúng hơi xếch và xung quanh mắt của chúng có một vòng tròn màu trắng.
Loài chim có thân hình nhỏ nhắn với đôi cánh thuôn tròn và chúng có đôi chân rất chắc khỏe.
3.Cách nuôi và chăm sóc chim Vành Khuyên
3.1:Thức ăn của chim Vành Khuyên
Thức ăn yêu thích của chim Vành Khuyên đó chính là các loài công trùng có kích thước nhỏ như: giun, dế, cào cào, châu chấu, ve sầu,….
Loài chim này rất thích ăn các loại quả như: chuối, táo, lê hay cà rốt,….
Ngoài ra chúng còn thích hút mật của các loài hoa như: mật của hoa sữa, hoa gạo hay hoa trạng nguyên,….
Bạn cũng nên cho chim Vành khuyên ăn các loại cám chuyên dụng dành cho chim để bổ xung thêm nhiều dưỡng chất cho chim có thể phát triển tốt. Hay bạn cũng có thể chút thời gian để nấu cám cho chim ăn.
3.2:Cách chọn lồng nuôi chim Vành Khuyên
Khi chọn lồng nuôi chim bạn cũng không cần chọn lồng quá cầu kỳ. Bạn chỉ cần chọn mua một chiếc lồng làm bằng tre hoặc bằng mây ở nơi chuyên bán các loại lồng chim. Và nên chọn loại lồng có các nan dày và dan khít.
Trong lồng nuôi bạn cần chuẩn bị thêm cho chúng dụng cụ để đựng thức ăn và nước uống cho chim.
Bạn cũng chú ý là không lên đặt các vật sắc nhọn trong lồng vì các vật sắc nhọn ấy có thể gây sát thương cho chim khi chúng bay nhảy.
Và cần phải vệ sinh lồng nuôi chim và các dụng cụ ăn, uống của chim một cách thường xuyên.
3.3:Cách tắm và vệ sinh cho chim Vành Khuyên
Bạn lên thường xuyên tắm cho chim tốt nhất là 1 tuần/lần để cho chim được sạch sẽ và cũng để phòng ngừa bọ, rệp hay trú ngụ dưới lông của chim. Vậy nên khi nuôi chim vành khuyên bạn nên dành một chút thời gian để tắm và vệ sinh lồng nuôi cho chúng.
Và nên cho chim tắm nắng hàng ngày vào mỗi buổi sáng, tốt nhất là vào khung giờ 9h hoặc 10h sáng. Ánh sáng buổi sớm sẽ giúp chim hấp thụ được Vitamin D có thể hạn chế được nguy cơ còi xương do thiếu canxi ở chim.
3.4:Chế độ nuôi chim Vành Khuyên xuống lông
Đây chính là giai đoạn chim Vành khuyên có sức đề kháng vô cùng kém. Giai đoạn này chim thường bỏ ăn và chỉ đứng im một chỗ đầu chúng cúi xuống. Thời gian này bạn cần che chắn lồng nuôi cần thận hạn chế gió lùa vào trong lồng dễ khiến chim bị cảm lạnh. Và giai đoạn này bạn nên cho chúng ăn hoa quả và thức ăn tươi đầy đủ để bổ xung các đầy đủ chất dinh dưỡng cho chúng.
3.5:Chế độ nuôi chim Vành Khuyên mọc lông
Giai đoạn này là giai đoạn vô cùng quan trọng, có thể quyết định rất lớn tới màu lông của chim khi chúng trưởng thành. Vì thế nên giai đoạn này bạn cần cho chúng ăn thêm trứng, hoa quả chín hay nhộng để bồi bổ thêm cho chúng. Và bạn nên cho chúng tắm nắng mỗi ngày để kích thích cho lông chúng mọc nhanh.
3.6:Chế độ chim Vành Khuyên chưa căng lửa
Đây là thời kỳ chim Vành khuyên mọc lông nên, giai đoạn này chim sẽ hót rất yếu ớt. Để chim nhanh chóng căng lửa thì bạn nên lựa chọn cẩn thận thức ăn cho chim bạn nên cho chúng ăn bột tép, đường, strongboy. Và thời kì này bạn không nên cho chim ăn hoa quả.
3.7:Chế độ nuôi chim Vành Khuyên căng lửa
Đây là thời kỳ nuôi chim Vành Khuyên khó nhất. Thời kì này bạn cần hết sức cẩn trọng đến chế độ dinh dưỡng của chim cũng như cần tránh cho chim đi dượt quá nhiều. Bạn chỉ nên đưa chim đi dượt khoảng 1 tuần 2 lần là đủ.
4:Tập tính sinh sản của chim Vành Khuyên
Khi đến mùa sinh sản chim Vành Khuyên đực sẽ dùng chính tiếng hót của mình để dụ chim cái. Mùa giao phối của chim Vành Khuyên là vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch hàng năm.
Chim Vành Khuyên thường làm tổ trên cây. Mỗi lứa đẻ trứng chim đẻ từ 2 – 4 quả trứng và trứng thường có màu xanh lam hơi nhạt.
Và cả chim bố và chim mẹ sẽ cùng nhau ấp trứng, cũng như tìm kiếm thức ăn và chăm sóc chim non trong thời gian đầu.
5.Các bệnh thường gặp ở chim Vành Khuyên
– Chim Vành Khuyên bị đi ngoài: Bệnh này thường có biểu hiện chim đi ngoài toàn nước và không có phân. Nguyên nhân bệnh có thể là do bạn cho chúng ăn phải cám mốc hoặc cũng có thể do chúng bị uống phải nước bẩn do bạn không thay nước hàng ngày cho chúng. Đối với tình trạng bệnh nhẹ bạn có thể cho chúng uống nước chè loãng khoảng 3 – 5 ngày chúng có thể tự khỏi. Nhưng khi cho chim uống đến ngày thứ 5 bạn nên pha loãng hơn chứ không được chuyển đột ngột sang nước lã.
– Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli: Bệnh này do chim có đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết. Vì thế tạo cho vi khuẩn E.coli có thể xâm nhập vào cơ thể của chim và gây ra bệnh tiêu chảy. Dấu hiệu nhận biết bệnh này rõ nhất là phân của chúng thay đổi màu. Cách chữa là bạn chỉ cần dùng 1 – 2 mg thuốc Ampicilin và pha chung với 15ml nước pha thêm 25% đường rồi cho chim uống. Bạn hãy cho chim uống trong 3 ngày liên tục.
– Bệnh về chân của chim Vành Khuyên: Bệnh này là bệnh rất hay gặp ở chim. Chúng thường có biểu hiện ngón chân bị sưng tấy, mưng mủ và bị lệch ngón chân. Bệnh này bạn hãy dùng nước muối pha loãng rửa sạch vết thương ở chân rồi sau đó bôi thuốc đỏ hoặc thuốc mỡ tra mắt tetracyclin bôi vào vết thương cho chúng.
– Bệnh ký sinh trùng: Nguyên nhân gây bệnh là do chim bị giun sán sống ký sinh ở trong đường ruột. Biểu hiện của bệnh là chim kén ăn, ốm, khát nước, xù lông, xệ cánh và phân chim có mùi hôi.
6.Giá thành của chim Vành Khuyên
Trung bình giá của mỗi chú chim Vành khuyên giao động từ 300.000 – 10 triệu đồng/con. Và giá của mỗi chú chim còn tùy thuộc vóc dáng, màu lông, điệu bộ và giọng hót của chim.
Trên đây là một số những thông tin về chim Vành Khuyên. Hy vọng qua bài viết trên chợ sinh vật cảnh đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về loài chim nổi tiếng hót hay này.