Chó Husky Sibir hay được gọi tắt là Husky là loài thú cưng có kích cỡ trung bình, tính cách hiền lành, dễ thương. Nó là 1 người bạn đáng tin cậy với con người, rất trung thành và giàu tình cảm. Chúng được mọi người yêu mến và săn đón. Hãy cùng Chợ sinh vật cảnh đi tìm hiểu về chú chó này, để xem tại sao chúng lại được mọi người yêu thích đến vậy nhé.
1.Nguồn gốc xuất xứ của Husky
Chó Husky có xuất xứ từ vùng Đông Bắc Siberia, ở Nga. Chúng là giống chó cỡ trung thuộc loài chó kéo xe vì chúng chạy rất nhanh và cực khỏe, chúng có thể kéo xe hàng trên đường dài trong thời tiết khắc nghiệt. Nhưng về sau Husky được mọi người yêu quý và được coi là thú cưng nuôi trong nhà. Hiện nay, chúng là loài chó được nuôi đặc trưng nhất ở Siberia.
2.Đặc điểm của chó Husky
2.1:Đặc điểm ngoại hình của chó Husky
- Husky có chiều cao trung bình từ 52 – 56cm, nặng khoảng 20-26kg. Chiều cao, cân nặng của Husky đực nặng hơn so với Husky cái. Husky hay bị nhìn nhầm thành Alaska vì ngoại hình của chúng khá giống nhau. Nhưng nếu nhìn kĩ thì Alaska to gấp đôi Husky có khi còn to hơn.
- Do phải sống ở nơi lạnh giá lên lông của Husky dày và dài. Lông chúng thường có màu trắng – đen, hay còn có màu khác như: trắng-xám, đỏ-trắng, hồng phấn, nâu đỏ,…. Phần lông ở chân, mõm, cuối đuôi thường có màu trắng. Lông của chúng được chia làm 2 lớp: lớp ngoài dày, lớp trong ngắn.
- Màu mũi của Husky theo màu lông như: lông đen-mũi nâu, lông trắng-mũi xám, lông nâu đỏ-mũi đỏ thẫm,… Phần lớn Husky khác có màu mũi trùng với màu lông của chúng. Mũi chúng lúc nào cũng ướt và hay đổi màu theo thời tiết.
- Mắt của Husky hơi xếch, có hình quả hạnh nhân. Đôi mắt của chúng nhìn rất hoang dã, lạnh lùng. Mùa mắt của chúng cũng khá đa dạng như: màu hổ phách, nâu, xanh lục, xanh dương,… Ngoài ra còn có những con sở hữu 2 màu mắt.
- Đuôi của Husky nhỏ, luôn rũ xuống và không vẫy được cao. Phần cuối đuôi có nhúm lông trắng muốt tròn như bông. Phần lông đuôi của chúng khá dày.
- Tai Husky hình tam giác, luôn hướng thẳng về phía trước. Tai chúng không quá lớn nhìn khá cân đối, lông trên tai chúng khá ngắn,mỏng, mềm.
2.2:Đặc điểm tính cách của chó Husky
Tuy tính cách tổ tiên chúng gần với loài chó sói nhưng chúng rất dễ thương, hài hước và rất hiền lành, thân thiện với mọi người nhất là trẻ con. Chúng rất trung thành, nghe lời chủ và rất thông minh. Husky còn sống rất tình cảm và tinh nghịch. Sức chạy của Husky khỏe lên chúng rất thích được dẫn ra ngoài chơi, nên mỗi ngày cần cho chúng ra ngoài đi dạo khoảng 2 tiếng để chúng nhận được sự quan tâm. Với khuôn mặt biểu cảm được nhiều cảm xúc lên chúng còn được gọi là ‘’thánh biểu cảm’’.
3.Chế độ dinh dưỡng của Husky
Thức ăn của Husky cũng khá đơn giản được chia thành 3 loại: thịt, rau củ quả, các loại hạt.
- Thịt: không nên cho chúng ăn những loại thịt bị thiu, hỏng, thịt để lâu. Cần cho chúng ăn ức gà, cổ gà, để cung cấp canxi nhất là trứng vịt lộn. Nhưng chỉ cần cho chúng ăn 3-5 quả/ tuần vì nếu ăn quá nhiều sẽ khiến chúng kén ăn, tiêu chảy.
- Các loại rau củ quả: cần cho Husky ăn cà rốt vì đó là loại rau củ chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của chúng. Nhất là từ 2-6 tuổi thì cần cho chúng ăn nhiều cà rốt.
- Các loại hạt: tùy vào độ tuổi mà sẽ cho Husky ăn các loại hạt dành riêng cho chúng. Khi mua các loại hạt cần phải mua ở những cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng.
Khi cho Husky ăn cần phải cho đúng giờ, đúng bữa, không nên cho ăn tùy tiện. Khi chúng ăn xong cần phải cất thức ăn thừa để chúng không ăn lâu hay làm mất vệ sinh. Chế độ ăn uống của chúng phải dựa vào độ tuổi. Phải rửa sạch khay thức ăn khi chúng đã ăn xong.
4.Các bệnh thường gặp của Husky
Khi nuôi cần phải chú ý đến được các bệnh mà Husky hay mắc phải để có thể phòng ngừa và chữa trị đúng cách. Các bệnh thường gặp là:
- Bệnh cảm cúm: thường xảy ra khi chúng còn nhỏ, nhất là vào mùa đông sau khi chúng tắm. Nếu chúng có dấu hiệu như lười ăn, thân nhiệt nóng, ho, nước mũi chảy có chất nhờn, thở mạnh,… thì phải cho chúng uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể, không gian yên tĩnh để chúng dưỡng bệnh.
- Bệnh đường tiêu hóa: do Husky ăn uống sai cách, khi no, khi đói, hay do thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Khi này nước tiểu và phân của chúng có tạp chất, bị đau bụng, bụng chướng lên, lưỡi xuất hiện những nấm vàng, cơ thể mất nước. Cần ngừng ăn cho chúng 1 ngày và cho chúng ăn các món dễ tiêu hóa như: cháo, canh, rau cùng với thuốc tiêu hóa để chúng mau khỏi bệnh. Để phòng được bệnh này thì phải cho chúng ăn uống đúng giờ, ăn thức ăn chín, đảm bảo vệ sinh, nên cho chúng ăn thêm trái cây.
- Bệnh táo bón: do môi trường sống thay đổi hoặc do thức ăn bị dính tóc. Khi bị bệnh chúng sẽ sủa vì đau, nôn mửa, phân vón cục. Cần phải làm thông ruột, trộn thức ăn hợp lý, cung cấp nước đầy đủ cho chúng và cho chúng vận động nhẹ nhàng.
- Bệnh giun: bệnh này do giun kí sinh trong dạ dày và ruột non, hay gặp ở chó 1-3 tháng tuổi. Chúng sẽ không chịu ăn, khó tiêu hóa, nôn mửa, táo bón, đều này sẽ khiến những chú chó bị gầy gò, ốm yếu. Để phòng bệnh ngày nên cho chúng đi khám và tẩy giun định kỳ. Cần phải vệ sinh sạch sẽ lại chỗ ở cho chúng.
- Ngoài ra chúng sẽ mắc các bệnh như: bệnh dại, rung lông, ngộ độc thức ăn, các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh hô hấp,…
Để tránh được bệnh thì cần phải vệ sinh sạch sẽ cho chúng, ăn uống hợp lý, hợp vệ sinh, không ăn đồ sống, nên ăn thêm các loại rau quả,… Nên cho chúng đi khám bệnh theo định kỳ để chúng có thể khỏe mạnh vui chơi.
Hi vọng qua bài viết trên Chợ sinh vật cảnh đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về chó Husky.