Nguồn gốc, đặc điểm, phân loại và cách chăm sóc Lan Kim Điệp

Chắc hẳn khi nói đến mùa xuân, ai ai cũng nhớ đến các loài hoa như: hoa mai, hoa đào,… nhưng có 1 số người lại nhớ đến hoa Lan Kim Diệp. Nó mang màu vàng tươi vui với hương thơm nhẹ nhàng, cũng là biểu tượng cho tài lộc, may mắn, thịnh vượng. Đây là loài hoa rất được mọi người yêu thích. Hãy cùng Chợ sinh vật cảnh tìm hiểu về hoa Lan Kim Điệp nhé!

1.Nguồn gốc xuất xứ của Lan Kim Điệp

Nguồn gốc của Lan Kim Điệp
Nguồn gốc của Lan Kim Điệp

Hoa Lan Kim Điệp hay còn được gọi là Lan Kim Điệp xuân, thường sống ở trên các thân cây lớn ở trong rừng. Mãi đến năm 1867, loài hoa này mới xuất hiện và được trồng ở các nước Châu Á như: Thái Lan, Lào, Miến Điện, Trung Quốc,… và Việt Nam. Nó được trồng ở các vùng Tây Nguyên ở nước ta. Lan Kim Điệp có 2 loại: 1 loại nở hoa vào mùa hè, loại còn lại nở hoa vào mùa xuân. Nó mang trong mình vẻ rực rỡ và thơm nhẹ. Vì dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với các khí hậu khác nhau nên loài hoa này được rất nhiều người ưa thích và mua về trồng.

2.Đặc điểm hình dáng của Lan Kim Điệp

Lan Kim Điệp là loài hoa lan thân hoàng thảo, phần giả hành ngắn. Chiều dài của nó khoảng 15 – 20cm, nếu được chăm sóc tốt thì nó có thể cao đến 30cm. Thân cây Lan Kim Điệp có màu vàng xanh, lá mỏng ở gần ngọn. Hoa của nó mọc dày với những cánh hoa màu vàng rực rỡ, phần hoa ở giữa có màu đậm hơn phần hoa ở ngoài. Hoa có mùi thơm nhẹ. Lá của Lan Kim Điệp thường rụng khi ra hoa, hoa khi nở có thể giữ được khá lâu. Chính vì thế mà nó được rất nhiều người chơi hoa trong những ngày tết.

Đặc điểm của Lan Kim Điệp
Đặc điểm của Lan Kim Điệp

3.Các loại Lan Kim Điệp

Có 2 loại Lan Kim Điệp là:

Các loại Lan Kim Điệp
Các loại Lan Kim Điệp
  • Lan Kim Điệp xuân: còn được gọi là kim điệp giấy, kim điệp vàng,… Loại hoa này có màu vàng tươi, cánh hoa mỏng, tròn, có lông tơ, hương thơm nhẹ nhàng, có thể nở hoa 10 – 15 ngày.
  • Lan Kim Điệp Nhựa: có chùm hoa nhỏ hơn Kim Điệp xuân, chỉ có 1 – 4 bông, cánh hoa nhọn, dày, hơi bóng giống hoa nhựa, cánh hoa màu vàng kim hơi có màu xanh lục nhẹ ở gần nụ. Hương thơm của nó nồng hơn Kim Điệp xuân. Hoa của nó bền đến 2 tháng nếu được trồng ở nhiệt độ phù hợp. Nếu cánh hoa càng dày thì hoa sẽ càng lâu tàn.

4.Cách chăm sóc Lan Kim Điệp

Lan Kim Điệp ưa ẩm, nếu để khô thì rễ của nó sẽ bị thu lại và ngừng dài, không phát triển được. Nó rất ít rễ nên nếu rễ không phát triển được thì cây sẽ chết. Tưới nước 1 ngày 1 – 2 lần là được. Không cần lúc nào cũng phải tưới nhiều, nếu thấy lá không mềm và mầm non không nhăn là lúc đấy cây đã đủ nước không phải tưới thêm. Nó ưa nắng nhưng lại không thích nắng, nên nếu muốn chăm sóc tốt cho cây thì cần đặt cây ở dưới tán cây lớn hoặc làm giàn che nắng là được. Thời kỳ đầu cần chăm sóc cây cẩn thận. Nếu cây đang ở giai đoạn phát triển thì cần bổ sung phân có hàm lượng đạm cao kết hợp với dịch chuối, vitamin B1 để cây có thể phát triển tốt. Khi cây trưởng thành cần tích lũy dinh dưỡng để cây ra hoa, nên cần điều chỉnh lại hàm lượng phân bón. Cần bổ sung các phân bón có hàm lượng lân, kaki cao hơn cùng với các loại phân trung, vi lượng. Phải bón phân theo định kỳ 10 – 15 ngày 1 lần. Lan Kim Điệp cũng khá nhạy cảm với phân bón nên cần phải sử dụng phân bón vừa phải.

Cách chăm Lan Kim Điệp
Cách chăm Lan Kim Điệp

Hi vọng qua bài viết của Chợ sinh vật cảnh sẽ giúp mọi người có thêm được nhiều những kiến thức về Lan Kim Điệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *