Ngộ độc thuốc BVTV đối với cây trồng là vấn đề cần phải chú ý quan tâm đến, vì hiện nay vẫn có nhiều người chưa thể tìm ra giải pháp tối ưu cho sản phẩm và nồng độ phù hợp với cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật là thứ không thể thiếu trong nông nghiệp, nó giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển, cho ra năng suất cao. Nhưng nếu bón không hợp lí, quá liều lượng sẽ dẫn đến ngộ độc, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, giảm năng suất và làm chết cây. Vậy thuốc bảo vệ thực vật là gì? Biện pháp nào có thể giúp khắc phục tình trạng ngộ độc để cây phát triển tốt. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết dưới đây.
1.Thuốc bảo vệ thực vật là gì?
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là tên gọi chung để chỉ các sản phẩm hoá chất được sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp. Nó có tác dụng ngăn ngừa, phòng trừ, tiêu diệt những tác nhân gây hại đến cây trồng. Giúp điều hòa, kích thích sinh trưởng cho cây từ đồng ruộng đến kho bảo quản. Dựa trên những đối tượng gây hại khác nhau mà thuốc bảo vệ thực vật được phân ra 1 số loại như: thuốc điều hòa sinh trưởng, phát triển, thuốc diệt trừ cỏ dại, thuốc trừ sâu, trừ côn trùng gây hại, thuốc trừ nấm, vi khuẩn và vi sinh vật gây hại. Tuy sử dụng thuốc BVTV có hiệu quả tạm thời, nhanh chóng và đem lại những lợi ích đáng kể. Nhưng nó chính là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do bản chất độc hại của thuốc và do người sử dụng không ý thức được sự nguy hiểm mà nó đem lại, lạm dụng thuốc quá mức, dùng không đúng cách.
Những tác hại mà thuốc BVTV gây ra như: làm mất cân bằng hệ sinh thái trong môi trường, gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, hình thành nên dịch bệnh hại, làm thiệt hại đến kinh tế, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người…
2.Các biện pháp khắc phục
2.1:Biện pháp thủ công
Cây bị ngộ độc dinh dưỡng (đa lượng) hay bị ảnh hưởng do thuốc cỏ, quá liều thuốc sâu, thuốc trị nấm thì bệnh cần phải được xử lý càng sớm càng tốt. Đầu tiên cần dừng ngay việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhất là phân đạm, phun nước, rửa nước, xối nước vào gốc để có thể pha loãng được chất độc. Nếu là ruộng nước thì phải tháo nước và thay nước mới vào, làm cỏ sục bùn, tiếp tục tháo và cho nước vào.
Nếu trong trường hợp cây bị ngộ độc vi lượng thì có thể bón thêm vôi và lân. Việc này sẽ giúp tăng pH, hỗ trợ giải độc cho cây, giảm khả năng ảnh hưởng của vi lượng. Tuy nhiên với các vi lượng là Molipden, Clo thì việc nâng độ pH lên sẽ gây nên tác dụng ngược lại khiến cho cây bị ngộ độc nặng hơn, vì khi pH lên trung tính hoặc kiềm thì hoạt động của 2 vi lượng này sẽ càng mạnh hơn.
2.2:Biện pháp dùng chất hỗ trợ giải độc, tăng sức khoẻ cho cây
- Biện pháp 1: Dùng hoạt chất có nguồn gốc hữu cơ để phun hoặc tưới cho cây như: Kali Humate, Amino axit, dịch rong biển dạng bột… Các loại thuốc này giúp cây thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giúp đào thải chất độc một cách nhanh chóng, hiệu quả.
- Biện pháp 2: Dùng các chất giảm ngộ độc dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe cho cây như: Auxin Diethyl Aminoethyl Hexanoate (Cytokinin DA6), Compound Nitrophenolate, Vitamin B1… Sử dụng các loại chất này để phun hoặc tưới lên cây giúp cây hồi sinh nhanh chóng, tiếp tục sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh, cho ra năng suất cao.
- Biện pháp 3: Kết hợp hoạt chất giải độc và hồi sinh cho cây trồng: kết hợp Compound Nitrophenolate với dịch rong biển dạng bột, hoặc kết hợp Cytokinin DA-6 với Kali Humate.
Lưu ý: Phải đọc kĩ lượng dùng trước khi sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì của nhà sản xuất.
Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về thuốc bảo vệ thực vật, có thể tìm sớm ra biện pháp thích hợp giúp khắc phục tình trạng ngộ độc để cây phát triển tốt, khoẻ mạnh hơn.