Các Loại Bệnh Trên Cây Đào Thường Gặp | Cách Phòng Ngừa & Xử Lý

Đào là cây trồng có sức sống mãnh liệt. Tuy nhiên, đây cũng là loại cây trồng dễ bị tấn công bởi sâu bệnh hại. Nếu không nắm bắt được dấu hiệu bệnh và thiếu kịp thời trong xử lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của cây. Vậy các loại bệnh trên cây đào thường gặp sẽ có dấu hiệu gì? Cách xử lý như thế nào?

Bệnh sâu đục thân trên cây đào

Sâu đục thân là một trong những loại bệnh thường gặp trên cây đào. Bệnh này khá khó để phát hiện. Chỉ khi cây bị tổn thương, héo lá,… thì mới nhận biết được vấn đề.

Nguyên nhân của bệnh sâu đục thân

Đào bị sâu đục thân là do những con non của xén tóc chui vào bên trong thân cây. Sâu sẽ đục những đường dài trong thân đào để tìm kiếm thức ăn, khiến đào bị tổn thương từ bên trong. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy trên thân đào xuất hiện những lỗ nhỏ li ti.

Sâu đục thân khiến cho lá cây bị héo vàng, rụng lá. Nếu không phát hiện và xử lý sớm sẽ khiến cây bị chết.

Đào bị sâu đục thân

Đào bị sâu đục thân

Phương pháp phòng ngừa và xử lý

Bệnh sâu đục thân cần được phòng ngừa và xử lý sớm để tránh gây tổn hại cho cây đào. Phương pháp thực hiện sẽ được tiến hành như sau:

  • Để ngăn ngừa sâu trưởng thành gây bệnh bạn cần tiến hành dùng tay hoặc vợt để bắt lại. Ngăn ngừa chúng tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng gây hại
  • Sâu còn non và nằm trong thân, cành cây có thể tiến hành bẻ cành để loại bỏ sâu bên trong.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng phương pháp hóa học để xử lý sâu đục thân. Một số loại thuốc có tác dụng điều trị sâu đục thân trên cây đào như: Sherpa 25EC, Dipterec, Bi 5850EC.

Các loại bệnh trên cây đào dễ gặp – Đào bị nứt thân, chảy mủ

Đào bị nứt thân, chảy mủ là một trong các loại bệnh trên cây đào thường gặp. Thân cây đào sẽ xuất hiện những vết nứt với kích thước khác nhau. Tại những vị trí nứt này dịch nhựa chảy ra không ngừng. Bệnh lý này xuất hiện nhiều vào thời điểm mùa xuân và mùa hè.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nứt thân chảy mủ

Nứt thân chảy mủ ở cây đào xuất hiện có thể bắt nguồn từ sương muối, đất trồng quá chặt, sâu nấm bệnh gây hại,… Khi nhiễm bệnh, dịch nhựa vàng sẽ chảy ra và khô keo lại bám trên cây.

Quá trình vận chuyển dinh dưỡng có thể bị ảnh hưởng bởi các vết nứt. Do đó, nếu không chữa trị sớm cây có thể chết do không đủ dinh dưỡng.

Đào bị chảy nhựa

Đào bị chảy nhựa

Phương pháp xử lý hiệu quả

Cách thức xử lý đào bị nứt thân chảy mủ khá đơn giản. Bạn cần sử dụng hợp chất lưu huỳnh kết hợp vôi 5Be và dầu luyn quét lên vết thương. Sau một thời gian, vết nứt sẽ lành lại, không có dấu hiệu tiếp tục chảy nhựa.

Để phòng ngừa bệnh lý này trên cây đào, bạn cần chú ý không trồng cây tại vị trí đất quá chặt. Quét vôi lên gốc cây để không cho sâu hại leo lên. Thời tiết xuất hiện sương muối hoặc nắng lớn nên che chắn cẩn thận.

Định kỳ có thể sử dụng các loại thuốc như Aliette 80WP hoặc Bio Fugi xịt lên cây để phòng bệnh hiệu quả hơn.

Bệnh xoăn lá đào

Bệnh xoăn lá sẽ khiến cho lá đào xoắn lại một phần hoặc toàn bộ. Lớp xoắn này ngày càng dày lên, màu xanh của lá sẽ bị thay thế bằng màu đỏ. Một mặt lá sẽ được phủ lớp bột trắng xám. Sau một thời gian lá sẽ bị khô và rụng. Bệnh lá xoăn không ảnh hưởng tới sự sinh trưởng như các loại bệnh trên cây đào giống đục thân hay nứt thân xì mủ. Tuy nhiên, bệnh sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của cây đào.

Nguyên nhân gây bệnh lá xoăn

Bệnh xoăn lá hình thành do nấm Taphrina deformans Berk. Tul  hay được biết đến với tên gọi khác là nấm túi ngoài gây ra. Lá sẽ được phủ một lớp bột trắng gọi là tầng túi. Nấm sẽ phát triển mạnh ở mức nhiệt 20 độ C. Khi thời tiết chuyển nắng gắt, nấm bệnh sẽ không phát triển được. Do đó, bệnh xoăn lá thường chỉ xuất hiện trên cây đào ở thời điểm từ tháng 4 – 6.

Phương pháp xử lý

Đối với bệnh lá xoăn cần xử lý bằng thuốc hóa học. Mọi người sử dụng hợp chất lưu huỳnh cùng vôi loãng 3 – 5 Be phun khoảng 2 – 5 lần trong khoảng 10 ngày.

Đồng thời, bạn cần loại bỏ hết những lá bị bệnh trên cây. Không sử dụng phân bón chưa hoai để tránh tạo điều kiện cho nấm sinh sôi.

Cách điều trị bệnh lá xoăn trên cây đào

Cách điều trị bệnh lá xoăn trên cây đào

Bệnh thủng lá trên cây đào

Bệnh thủng lá có tỷ lệ xuất hiện trên cây đào khá cao. Dấu hiệu cảnh báo đào mắc bệnh chính là những đốm đỏ trên lá. Từ những đốm đỏ ban đầu sẽ lan rộng ra. Sau thời gian ngắn, đốm đỏ sẽ khô lại và rụng xuống. Tạo nên những lỗ thủng trên lá đào gây mất thẩm mỹ của cây.

Nguyên nhân bệnh thủng lá đào

Đào bị thủng lá xảy ra do vi khuẩn Xanthomonas Pruni Dawson gây ra. Khi gặp điều kiện thích hợp về nhiệt độ, mưa và gió, vi khuẩn sẽ phát triển và lây lan mạnh. Tỷ lệ những cây đào được trồng tại vị trí chật chội, thoát nước kém sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

Lá đào bị thủng lỗ

Lá đào bị thủng lỗ

Biện pháp phòng ngừa và xử lý bệnh thủng lá đào

Khi cây bị bệnh, cần sử dụng hợp chất lưu huỳnh trộn cùng vôi 3-5 Be phun lên cây. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Sulfat kẽm (1 phần) kết hợp cùng vôi (4 phần) và hòa với nước (24 phần) phun đều lên cây.

Tìm hiểu: cách trang trí cây đào

Trên đây là dấu hiệu và cách xử lý các loại bệnh trên cây đào thường gặp. Khi thấy cây xuất hiện các dấu hiệu mắc bệnh cần tiến hành xử lý ngay để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sinh trưởng của đào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.