Nguồn Gốc, Đặc Điểm & Ý Nghĩa Của Cây Đào Ngày Tết Cổ Truyền

Nhắc đến Tết ở miền Bắc thì chắc chắn hình ảnh đầu tiên hiện lên trong suy nghĩ của nhiều người đó chính là cây đào. Loài hoa này là biểu tượng của mùa Xuân, của Tết, của thời khắc trời đất giao hoà giữa năm cũ và năm mới. Dù đã vô cùng quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết rõ nguồn gốc cũng như ý nghĩa của loại cây này.

Cây đào là loại cây tượng trưng cho Tết miền Bắc

Cây đào là loại cây tượng trưng cho Tết miền Bắc

Nguồn gốc của hoa đào

Theo nghiên cứu của giáo sư Gary Crawford và các đồng nghiệp của ông tại Đại học Toronto (Canada) thì cây hoa đào đã xuất hiện cách đây khoảng 7.500 năm. Sau quá trình lai ghép đã trở thành loại cây mang ý nghĩa tốt đẹp cho đời sống con người.

Những cây cây hoa đào ngày tết đầu tiên được biết đến ở Ba Tư. Sau đó dần phổ biến hơn ở các quốc gia như: Mông Cổ, Lào, Trung Quốc,… Đào đã trở thành biểu tượng đặc trưng trong ngày Tết của nhiều nước phương Đông trong đó có Việt Nam.

Đặc điểm của cây đào

Nói đến đặc điểm của cây đào thì chúng sẽ phân chia thành từng bộ phận như sau:

  • Rễ: Đào có bộ rễ cọc có khả năng ăn sâu và phân nhánh xuống dưới. Chúng có khả năng chịu hạn tốt và chịu úng kém.
  • Thân đào: Đây là loại cây có thân gỗ nhỏ màu đỏ tía hoặc xanh.
  • Cành đào: Là phần xương cốt tạo thành khung hình dáng cây hoàn hảo.
  • Lá: Phiến lá đào có hình mũi mác hoặc ô van, elip.
  • Hoa đào: Là loại hoa lưỡng tính nằm ở các nách lá với nhiều màu sắc khác nhau.
  • Quả đào: Là loại quả hạch với phần cùi thịt màu vàng hoặc trắng. Vỏ ngoài có lông vị thơm ngon.
  • Hạt: Bên ngoài hạt được bọc một lớp gỗ cứng.

Đặc điểm của cây đào

Đặc điểm của cây đào

Truyền thuyết hoa đào Tết

Theo truyền thuyết về cây đào chúng có nguồn gốc từ núi Độ Sóc bên Đông hải. Ở đây xuất hiện một cây đại thụ gọi là Đào Đô. Trên cây Đào Đô có một con Kim kê. Cứ mỗi buổi sáng, nó lại lại cây đào gáy vang khiến các con gà ở khắp nơi gáy theo.

Ở phía Đông bắc lại chính là Quỷ Môn quan có 2 vị Thần canh giữ đó là Thần Đồ và Úc Lũy đều là cao thủ bắt quỷ. Bọn ác quỷ đều rất sợ 2 vị thần này và cũng sợ luôn cả cây đào.

Nhưng vào dịp cuối năm, 2 vị thần phải lên chầu Ngọc Hoàng. Để mấy ngày Tết ma quỷ không thể hoành hành, dân chúng đi hái cành đào về nhà cắp.

Truyền thuyết về cây đào có ý nghĩa đặc biệt trong ngày Tết

Truyền thuyết về cây đào có ý nghĩa đặc biệt trong ngày Tết

Ý nghĩa hoa đào ngày Tết

Hoa đào ngày tết không chỉ đơn thuần là loại hoa tô điểm cho không gian mà còn mang ý nghĩa lớn đối với cuộc sống con người. Cụ thể là:

  • Biểu tượng của sinh sôi nảy nở: Hoa đào cứ đến dịp Tết là nở bung khoe sắc chính là hình ảnh một năm tràn đầy may mắn và tài lộc.
  • Biểu tượng cho sự hòa thuận, gắn kết: Ý nghĩa này bắt nguồn từ câu chuyện Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi đã kết nghĩa huynh đệ tại vườn đào.
  • Biểu tượng của sự thịnh vượng: Sắc hồng của hoa đào chính là màu sắc của sự may mắn. Cắm hoa đào trong nhà mang đến sự ấm cúng, niềm vui cũng như tình yêu và hy vọng cho cả gia đình.

Ý nghĩa cây đào ngày Tết

Ý nghĩa cây đào ngày Tết

Các loại và giống đào trên thế giới và Việt Nam

Các giống hoa đào rất phong phú và đa dạng. Trong đó, phổ biến nhất là:

Đào bích

Bích đào là loại đào có hoa đơn hoặc hoa kép. Bông hoa nhỏ kết thành nhiều tràng trùng lặp. Cánh hoa dày và có màu hồng đậm rất đẹp.

Đào bích

Đào bích

Đào phai

Với sắc hồng nhẹ nhàng, đào phai nhìn mơn mởn như cô gái mới lớn. Thế nhưng lại không thiếu đi sự tinh tế và thanh lịch. Vẻ đẹp này đã chinh phục rất nhiều người và đây cũng là loại hoa được chọn rất nhiều ngày Tết.

Đào phai

Đào phai

Đào ăn quả, đào rừng, đào cổ thụ

Cay dao trồng để ăn quả có màu hoa hơi phớt hồng với phần cánh cứng cáp mang vẻ đẹp tự nhiên. Loại hoa này được trồng nhiều ở các tỉnh Mộc Châu, Sơn La và hiện nay được rất nhiều gia đình yêu thích.

Đào rừng

Đào rừng

Đào Nhật Tân

Nhắc đến đào tết thì cái tên Nhật Tân đã không còn xa lạ nữa rồi. Đây là vùng đất chuyên trồng hoa đào cung cấp cho cả miền Bắc. Người dân Nhật Tân sẽ nhân giống cây đào còn non để trồng. Trước tháng 11, họ tiến hành cắt ghép, tuốt là để chờ đến Tết có cây đào đẹp bán ra thị trường.

Đào Nhật Tân

Đào Nhật Tân

Bạch đào

Bạch đào là loại hoa đào đẹp và khác biệt với sắc trắng tinh khôi và thuần khiết. Giữa những giống đào màu hồng thì chúng có sự tinh tế và sang trọng riêng thu hút những người chơi đào.

Bạch đào

Bạch đào

Đào thất thốn

Đào thất thốn là giống đào có dáng bé nhỏ với chiều cao chỉ chừng 1m. Gốc cây xù xì và nhìn khá cổ. Nụ đào Thất thốn thì đen xì thế nhưng lại rất quý và hiếm. Loại đào này đặc biệt vì lá đào dài đúng 7 thốn sẽ lại chia cành. Mỗi thốn có 7 bông hoa. 7 năm mới lại nở hoa kép 7 tầng. Mỗi tầng hoa sẽ có 7 cánh.

Đào Thất thốn

Đào Thất thốn

Đào má hồng Đà Lạt

Đào má hồng có tên gọi khác là đào vạn trượng hay đào lông. Đây là giống đào lai ghép từ cây đào đẹp trong rừng của Đà Lạt với mầm của các loại đào khác. Loại đào này có khoảng 25 cánh chụm lại. Hoa đào có mùi thơm đặc trưng và giữ được lâu.

Đào má hồng Đà Lạt

Đào má hồng Đà Lạt

Đào đá

Giống đào này mọc chủ yếu trong rừng sâu với phần thân cây xù xì và cành to khỏe. Trên thân chúng là các thực vật khác ký sinh nên có hình dạng rất đặc biệt. Bông đào đá có 5 cánh đơn khá đẹp nhưng ít hoa hơn các loại đào khác.

Đào đá

Đào đá

Xem thêm: cách chăm sóc cây đào sau tết

Cách trồng cây đào

Muốn có dao tet đẹp để trưng thì cách trồng như thế nào là điều vô cùng quan trọng. Sau đây sẽ là một vài lưu ý.

Nhân giống cây hoa đào

Có 2 phương pháp chính giúp nhân giống cây hoa đào đó là gieo hạt và ghép cành. Thường thì phương pháp ghép cành vẫn là ưu tiên hàng đầu dành cho người trồng.

Lựa chọn cành ghép

Để ghép cành cây đào, bạn phải chọn cành khoẻ mạnh và không bị bệnh. Tuổi thọ của chúng phải ít nhất từ 1 năm như vậy mới đảm bảo là cây phát triển nhanh và tốt.

Phương pháp ghép

Có 2 phương pháp ghép cành đào phổ biến là ghép áp và ghép mắt nhỏ có gỗ. Mỗi cách sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Nếu đang nghiên cứu việc ghép đào, bạn có thể tham khảo thêm thông tin ở các bài viết hướng dẫn cụ thể hơn.

Kỹ thuật trồng đào Tết giúp cây to và chắc khỏe

Cây đào sau khi đã được nhân giống sẽ được trồng ở vườn hoặc chậu. Kỹ thuật chăm giúp cây to và chắc khoẻ như sau:

  • Bón phân: Nên bón trước tháng 10 để hoa nở đúng dịp Tết. Đồng thời tưới nước muộn.
  • Tuốt lá: Nên tuổi là vào khoảng 2 tháng trước Tết. Thực hiện cẩn thận để không làm mất phần chân lá dính vào cành như vậy sẽ mấy mầm hoa.
  • Đảo cây đào: Đảo đào sang hố khác và lấp chặt gốc. Lịch mỗi một loại đào sẽ khác nhau.
  • Kỹ thuật kích thích hoa nở: Muốn cây nở đúng dịp thì quan trọng nhất là cách tưới nước cho cây. Nếu trời lạnh muốn hoa nở đúng ngày thì phun nước ấm. Ngược lại trời ấm thì nước lạnh.

Chăm đào cần có kỹ thuật chuyên sâu

Chăm đào cần có kỹ thuật chuyên sâu

Cách chăm sóc cây hoa đào ra hoa ngày tết

Làm thế nào để cây đào nở đúng hoa dịp Tết là điều khiến nhiều người đau đầu. Theo kinh nghiệm thì bạn có thể áp dụng cách sau:

Kích thích hoa đào nở nhanh

Nên tưới nước ở nhiệt độ 40 – 50 độ C vào xung quanh gốc khoảng 5 – 6 lần/ngày. Dùng phân lân pha loãng với phân kali pha loãng với nước để tưới.

Cách hãm hoa đào nở chậm lại

Sử dụng nước lạnh để tưới cây. Chú ý là hãy tưới nước lên toàn bộ thân, gốc và tán lá. Đồng thời che chắn kỹ cho hoa.

Cách chăm sóc cây đào Tết nở đẹp, lâu tàn

Muốn hoa đào Tết đẹp gia chủ cần chú ý:

  • Đối với hoa đào trong lọ: Chúng ta nên thay nước thường xuyên và đặt bình tại nơi có nắng đầy đủ và ít gió.
  • Đối với hoa đào trồng trong chậu: Nên sử dụng đất pha cát để trồng. Giữ độ ẩm vừa phải giúp chúng thoát nước hiệu quả.

Lưu ý cách chăm sóc để chơi đào được lâu

Lưu ý cách chăm sóc để chơi đào được lâu

Đó là những thông tin có liên quan đến cây đào dành cho những ai đang quan tâm. Ghi nhớ để có được đào Tết đẹp như mong muốn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *