Cây Vú Sữa | Tác Dụng, Ý Nghĩa Phong Thủy Và Hướng Dẫn Trồng Cây Vú Sữa

Quả vú sữa thì có lẽ ai ai cũng quen thuộc rồi, tuy nhiên về cây vú sữa thì không phải ai cũng biết đặc biệt  cũng như ý nghĩa phong thủy của cây như thế nào. Chính vì thế nên chúng tôi đã dành riêng một bài viết tổng hợp chi tiết các thông tin liên quan về tác dụng, ý nghĩa phong thủy và cách trồng của loại cây này. Mời bạn đọc tham khảo.

Giới thiệu về cây vú sữa

Vú sữa có nguồn gốc từ vùng đảo Antilles, xuất hiện tại các quốc gia Châu Á từ khá lâu về trước. Cho đến bây giờ cũng chưa có ai xác định được thời gian chính xác mà vú sữa xuất hiện ở Châu Á, cũng không biết rằng vú sữa xuất hiện trên vùng quốc gia Châu Á nào đầu tiên. Chỉ biết rằng, hiện nay ở Việt Nam vú sữa vô cùng phổ biến, thậm chí có cả câu truyện cổ tích về tình mẫu tử thiêng liêng liên quan đến loài cây này.

Vú sữa được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam và một số tỉnh miền Bắc, Trung

Vú sữa được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam và một số tỉnh miền Bắc, Trung

Cây phân bổ chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, trong đó tỉnh Tiền Giang là nơi trồng phổ biến nhiều vú sữa nhất.

Vú sữa thuộc thân cây gỗ, cao khoảng 10m-15m vừa là cây bóng mát vừa là cây ăn quả. Ngoài ra, thân cây trưởng thành còn được ứng dụng trong công nghiệp phục vụ cho các công trình.

Thông thường, các loại vú sữa khi trưởng thành sẽ cho thu hoạch quả vào khoảng tháng 2 đến tháng 3 hàng năm. Từ khi thụ phấn đậu quả đến khi thu hoạch sẽ mất khoảng 6 tháng.

Tham Khảo: các loại vú sữa

Công dụng của cây vú sữa

Vú sữa nói chung đem tới nhiều công dụng cho đời sống con người như làm cảnh, chữa bệnh, làm thực phẩm,..

Làm cảnh

Trồng vú sữa ngoài mục đích về kinh tế, nhiều gia đình còn chọn trồng vú sữa trong sân vườn nhà để làm cảnh. Mang đến cho không gian sân vườn thêm phần thoáng mát, xanh tươi, chê chắn bụi và thanh lọc không khí .

Chữa bệnh

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, trong thành phần của mỗi quả vú sữa có chứa khoảng 67,2 kcal cùng nhiều loại vitamin, khoáng chất có lợi. Nhờ đó mà người ta còn ứng dụng quả vú sữa vào trong điều trị các bệnh như đau dạ dày, các chứng đau nhức,..

Cây vú sữa mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho đời sống sức khỏe con người

Cây vú sữa mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho đời sống sức khỏe con người

Bên cạnh đó, lá vú sữa cũng là một bài thuốc hiệu quả giúp điều trị căn bệnh thấp khớp, đái tháo đường. Ngoài ra, hạt vú sữa cũng có thể chữa tiêu chảy, giảm sốt vô cùng hiệu quả.

Làm thực phẩm

Vú sữa chín là loại quả được người người nhà nhà yêu thích bởi vị ngọt thanh, thơm mùi sữa. Có thể dùng ăn trực tiếp hoặc sử dụng nấu chè, sinh tố, vú sữa dầm cực ngon.

Những loại vú sữa tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay tại Việt Nam, vú sữa được chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại mang trong mình những đặc điểm riêng. Các loại vú sữa phổ biến nhất phải kể đến như:

Vú sữa Lò Rèn

Vú sữa Lò Rèn được đánh giá là loại vú sữa ngon nhất đồng thời cũng là loại có giá thành cao nhất. Quả vú sữa Lò Rèn có hình tròn, vỏ căng bóng, dày ruột, hạt nhỏ. Cây vú sữa Lò Rèn dễ chăm sóc, nhanh lớn mà lại ít sâu bệnh nên được rất nhiều người lựa chọn.

Vú sữa Lò Rèn là giống vú sữa phổ biến được nhiều người ưa chuộng nhất

Vú sữa Lò Rèn là giống vú sữa phổ biến được nhiều người ưa chuộng nhất

Vú sữa Bắc Thảo( Vú Sữa Tím)

Vú sữa Bắc Thảo là đặc sản của tỉnh Tiền Giang. Quả căng tròn tuy nhiên hơi dày và hạt khá là to, vị ngọt thanh. Đặc biệt ở loại vú sữa Bắc Thảo này là kích thước lớn hơn các loại vú sữa khác.

Vú sữa Bảy Núi

Vú sữa Bảy Núi cũng là một loại vú sữa đến từ tỉnh Tiền Giang. Vỏ ngoài quả vú sữa Bảy Núi có màu tím khi chín, bảo quản được khá lâu.

Vú sữa Hoàng Kim quý hiếm

Vú sữa Hoàng Kim có giá thành khá đắt đỏ, quả màu vàng bóng, vỏ mỏng, hạt nhỏ, thịt mềm, ngọt thơm vị vani caramel. Loại vú sữa này ngon nhưng khá khó mua.

Tìm Hiểu: cách ăn vú sữa

Ý nghĩa phong thủy của cây vú sữa

Nếu như bạn đã đọc qua sự tích cây vú sữa thì có lẽ cũng hiểu được về ý nghĩa của cây như thế nào rồi đúng không? Vú sữa là loại cây đại diện cho gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng. Vú sữa luôn mang đến sự ấm áp, tình nghĩa hiền hòa. Chính vì thế, theo phong thủy quan niệm rằng vú sữa cnsh là loại cây có khả năng đem đến sự yêu thương, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Vú sữa trồng trong sân vườn nhà mang đến sự ấm áp, hạnh phúc, tình cảm gắn kết cho các thành viên trong gia đình

Vú sữa trồng trong sân vườn nhà mang đến sự ấm áp, hạnh phúc, tình cảm gắn kết cho các thành viên trong gia đình

Có nên trồng cây vú sữa trước nhà?

Vú sữa được mọi người lựa chọn làm cây cảnh trồng trước cửa nhà rất nhiều. Đơn giản vì cây mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc mà lại mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe và cây còn có tán lá rộng tạo bóng mát.

Tuy nhiên việc trồng cây trước cửa nhà cần phải đảm bảo tính toán thật kỹ lưỡng, bởi vị trí trước cửa nhà rất “nhạy cảm”. Nếu không cẩn thận là rước họa vào nhà ngay. Do đó, nếu bạn muốn trồng vú sữa trước cửa nhà cần lưu ý những điều sau:

  • Không trồng cây đối diện cửa, che cản trở lối đi lại
  • Không trồng cây sát bờ tường, bởi về lâu dài cây phát triển lớn rất có thể sẽ gây ảnh hưởng tới công trình
  • Chọn vị trí trồng cây rộng rãi, thoáng đủ ánh sáng cho cây phát triển tốt nhất

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây vú sữa

Trồng cây và chăm sóc vú sữa thật sự không quá khó, tuy nhiên cũng cần phải nắm được các điều cơ bản. Nếu không cây chết lúc nào không biết đâu.

Chọn giống

Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, muốn thu hoạch nhanh hay là muốn có cây khỏe mạnh để lựa chọn giống cây chiết cành, cây trồng có sẵn hoặc trồng luôn cây đã trưởng thành.

Thời vụ trồng

Thực ra, trồng vú sữa hoàn toàn có thể trồng được bất cứ thời điểm nào trong năm. Nhưng để cho cây dễ dàng thích nghi với môi trường mới thì bạn nên trồng vào khoảng đầu mùa mưa. Trong 1-2 năm đầu hạn chế để cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây quá nhiều.

Quy trình trồng

Đào hố sâu khoảng 20 đến 25cm, rộng khoảng 40 đến 50cm. Trước khi hạ cây xuống thì nên trộn trước hỗn hợp phân hữu có và phân lân với đất trước. Sau đó rạch bầu đất rồi nhẹ nhàng hạ cây xuống. Lấy đất lấp đầy hố giữ cho cây thẳng. Tiếp theo lấy rơm rạ, cỏ khô để phủ lên trên bề mặt gốc cây tránh cho nhiệt độ bên ngoài ảnh hưởng không tốt cho cây.

Tưới nước

Nước là yếu tố quan trọng đóng vai trò cực lớn trong sự phát triển của cây, chính vì thế bạn nên tưới nước cho cây mỗi ngày ít nhất là một lần. Cung cấp đủ nước cho cây phát triển.

Bón phân

Vì khi trồng đã trộn phân cùng với đất rồi nên sau đó bạn cũng không cần phải bón quá nhiều nữa. Một năm bón cho cây khoảng 4 lần phân là được.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây vú sữa

Từ khi bắt đầu trồng cho đến khi cây trưởng thành ra quả khó có thể tránh khỏi sâu bệnh xâm nhập. Bạn nên thường xuyên theo dõi cây ở mỗi giai đoạn phát triển xem cây có gặp phải sự cố gì không để mua thuốc phòng trừ kịp thời.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ bên trên về tác dụng, ý nghĩa và cách trồng cây vú sữa có thể giúp ích cho bạn. Nếu bạn còn vấn đề thắc mắc nào chưa hiểu, hãy cứ để lại bình luận dưới bài viết, hoặc liên hệ trực tiếp tới chúng tôi qua địa chỉ website Chợ Sinh Vật Cảnh để được tư vấn hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. Cuối cùng, đừng quên chia sẻ thông tin hữu ích này đến với nhiều người cùng biết nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *