Quá trình ươm giống cây đào con đến khi trưởng thành sẽ mất khá nhiều thời gian, công sức. Chính vì vậy, người ta thường lựa chọn phương pháp chiết cành vừa đơn giản vừa hiệu quả. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành giúp cây con giữ nguyên đặc tính của cây mẹ. Vậy cách chiết cây đào như thế nào?
Đặc tính cây đào
Đào là loại cây cảnh quen thuộc và không thể thiếu vào dịp tết đến xuân về. Cây đào thuộc thân gỗ, lá nhỏ và rụng theo mùa. Cây khi trưởng thành có thể đạt chiều cao 8m. Cành đào có đường kính khá nhỏ. Phân cành thấp và nhiều nhánh. Đào sẽ tạo thành tán với đường kính rộng từ 5 – 7m nếu không cắt tỉa.
Hoa đào sẽ nở vào khoảng cuối tháng 12 âm lịch. Hoa có màu hồng hoặc đỏ sẫm. Hoa đào thuộc cánh kép, mọc đơn lẻ và không có cuống. Cánh hoa mỏng, dễ rụng. Sau khi hoa tàn sẽ bắt đầu cho quả. Quả đào thuộc nhóm quả hạch với đường kính khoảng 4 – 6 cm.
Rễ đào thường có xu hướng phát triển lan rộng ra xung quanh mà không cắm sâu xuống lòng đất. Đây cũng là lý do khiến đào chịu hạn rất kém. Vỏ thân đào khá mỏng, khi bị tổn thương sẽ chảy nhựa. Nhựa đào khi keo lại sẽ có màu nâu cánh dán và đóng lại thành cục cứng trên thân cây.
Cây đào ưa thích không khí ấm áp. Vị trí trồng cây cần thông thoáng, khô ráo. Thường xuyên cắt tỉa cành sẽ giúp đào phát triển tốt.
Đặc tính của cây đào
Cành đào có trồng được không?
Không ít người lựa chọn mua cành đào về chưng tết để tiết kiệm chi phí. Nhưng sau tết những cành đào này thường bị bỏ đi vì một số người nghĩ rằng cành đào không thể trồng được. Tuy nhiên, đây lại là suy nghĩ khá sai lầm về đào.
Cây đào có sức sống mãnh liệt nên khá dễ trồng. Đối với cành đào, mọi người hoàn toàn có thể trồng được thành cây mới nếu biết cách chăm sóc. Trồng đào từ cành có thể thực hiện theo 2 cách: chiết cành hoặc trồng trực tiếp cành. Với phương pháp trồng cành trực tiếp, tỷ lệ cành không sống được sẽ khá cao.
Đối với phương pháp trồng cành trực tiếp, bạn cần tiến hành xử lý cành đào trước khi trồng. Cành cần được ngâm trong dung dịch kích rễ. Sau đó đem trồng vào giá thể được chuẩn bị sẵn. giá thể không chứa phân bón để tránh làm cành bị ngộ độc.
Đối với phương pháp chiết cành sẽ cần nhiều kỹ thuật hơn. Đi cùng đó tỷ lệ sống của cây mới cũng lớn hơn. Cách chiết cây đào hiệu quả sẽ được https://chosinhvatcanh.vn/ giới thiệu đến bạn ngay sau đây.
Hướng dẫn cách chiết cây đào đúng kỹ thuật
Chiết cành được biết đến là một kỹ thuật nhân giống cây trồng hiệu quả. Với phương pháp chiết cành sẽ giúp cây chiết giữ nguyên được đặc tính từ cây mẹ. Đồng thời, cây phát triển nhanh, khỏe mạnh và tiết kiệm rất nhiều thời gian chăm sóc. Cách chiết cây đào đúng kỹ thuật sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
Chuẩn bị dụng cụ
Để tiến hành chiết cành đào, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như sau:
- Dao đầu nhọn, lưỡi sắc bén
- Kéo khoanh vỏ sử dụng trong chiết cành
- Kéo cắt cành
Chuẩn bị dụng cụ chiết cành
Chọn cây & cành chiết
Mọi người cần lựa chọn cây và cành chiết phù hợp. Cây đào nên có độ tuổi từ 2 năm trở lên. Thân cây phân thành nhiều cành chắc chắn. Ưu tiên những cây đào khỏe mạnh, sinh trưởng tốt.
Hãy chọn những cành chiết trẻ, khỏe nằm ở vị trí giữa thân cây đào. Cành không bị sâu bệnh, quá già hay quá non. Chiều dài cành chiết khoảng 50 – 60cm và có 2 nhánh riêng biệt. Những cành chiết này sẽ sở hữu khả năng ra rễ nhanh, tốt hơn.
Thời điểm chiết
Lựa chọn thời điểm chiết rất quan trọng. Mọi người có thể tiến hành chiết cành đào vào thời điểm từ tháng 10 – 11 âm lịch. Để cành chiết nhanh ra rễ, khỏe mạnh hãy bổ sung dinh dưỡng cho cây đào mẹ trước 1 – 2 tháng.
Kỹ thuật chiết
Cách chiết cây đào đòi hỏi phải tiến hành theo từng bước và đúng kỹ thuật. Điều này giúp cho cành chiết nhanh phát triển, ra rễ sớm. Đồng thời, không gây tổn thương, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây đào mẹ.
Khoanh vỏ
Sử dụng lưỡi dao sắc bén, đầu mũi nhọn để tiến hành khoanh tròn 2 đầu tại vị trí chiết. Vị trí khoanh tròn vỏ nên cách gốc cành khoảng 10 – 15cm. Kích thước của vòng tròn sẽ dài khoảng 2 – 3 cm.
Sử dụng đầu nhọn của mũi dao tách nhẹ nhàng lớp vỏ tại vị trí đã khoanh. Sau đó, sử dụng dao cạo hết lớp tế bào thượng tầng của cành và lau sạch vết cắt. Điều này giúp loại bỏ hết những yếu tố ảnh hưởng đến vết thương trên cành cây.
Khoanh vỏ vị trí chiết cành đào
Chuẩn bị hỗn hợp bó bầu
Đất được sử dụng để bó bầu cần lựa chọn đất bùn phơi khô. Trộn lẫn cùng phân chuồng được ủ hoai cùng vỏ trấu, rơm mục,… Tỷ lệ của hỗn hợp sẽ là 2 phần đất và 1 phần những nguyên liệu còn lại. Độ ẩm của hỗn hợp cần được duy trì ở mức độ 70%, không quá nhão nhưng không được khô.
Bầu chiết sẽ có kích thước chiều dài khoảng 12 cm và đường kính đạt từ 6 – 8 cm. Trọng lượng của bầu đất khoảng 400 gram. Tránh làm bầu đất quá to sẽ làm bí vị trí chiết, không đủ độ ẩm cho đất. Ngược lại, bầu đất không được quá nhỏ sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất và tạo độ bám cho rễ đào chiết.
Chiết cành
Lựa chọn ngày có thời tiết ấm áp, nắng ráo không mưa để tiến hành chiết cành. Sử dụng lưỡi dao sắc cắt nhẹ nhàng phần vỏ của đào. Không cắt quá sâu sẽ làm tổn thương phần thân gỗ bên trong. Thời điểm tốt để chiết cành là vào buổi sáng. Thoa thuốc kích thích mọc rễ lên vị trí chiết.
Sau khi khoanh vỏ nên phơi nắng khoảng 2 – 3 ngày mới tiến hành bó bầu đất. Dàn đều hỗn hợp đất đã trộn tại vị trí đã khoanh vỏ. Quấn chặt tấm ni lông bên ngoài. Sử dụng dây buộc chặt ở hai đầu để cố định bầu đất.
Tiến hành chiết cành
Cắt cành chiết
Sau khoảng 30 – 40 ngày, bầu đất đã xuất hiện rễ hì có thể cưa cành đào và đưa vào vườn ươm. Nên cắt cành vào thời điểm rễ nhú ra có màu hơi xanh, cứng cáp.
Hạ bầu chiết
Sau khi cành chiết đã ra rễ khỏe mạnh có thể tiến hành hạ bầu chiết. Nên cắt bỏ bớt lá già, sâu và lá non khỏi cành chiết. Xé bỏ lớp nilon bọc bên ngoài và hạ bầu xuống vùng đất được đào sẵn. Đất lấp kín cổ bầu và cách khoảng 3 – 5 cm.
Tưới nước 2 lần/ ngày. Che bớt ánh nắng cho cây chiết. Sau khoảng 10 ngày, có thể giảm lượng nước tưới xuống 1 – 2 ngày tưới một lần tùy vào độ ẩm của đất.
Như vậy, bạn đã hoàn thành cách chiết cây đào. Chỉ với một số bước cơ bản, bạn đã có thêm một cây đào mới mà không cần mất quá nhiều thời gian gieo hạt, ươm giống.
Tìm hiểu thêm: các loại bệnh trên cây đào
Chú ý khi chiết cành đào
Khi thực hiện chiết cành đào, mọi người cần lưu ý một số yếu tố đảm bảo cho cành chiết ra rễ và tỷ lệ sống cao như:
- Lựa chọn cành chiết khỏe mạnh, không quá non hay quá già, kích thước cành vừa phải, ít nhánh
- Loại bỏ hết những nhánh già, lá vàng trên cành chiết
- Đất ủ trong chiết cành cần đảm bảo hoai mục, không nhiễm bệnh tránh gây ảnh hưởng đến cành chiết
- Quá trình chiết cành cần đảm bảo kỹ thuật
Chú ý khi chiết cành đào
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách chiết cây đào. Quá trình chiết cành cần tiến hành lần lượt từng bước, đảm bảo đúng kỹ thuật. Hy vọng rằng qua bài viết bạn đã nắm bắt được cách chiết cành đúng, hiệu quả.