Cây chay là cây khá quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là các bạn ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên quen thuộc là vậy nhưng hiện tại cũng vẫn có không ít bạn chưa thực sự hiểu rõ được về đặc điểm, tác dụng, cách trồng cũng như cách chăm sóc của loài cây này như thế nào. Vậy thì hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Thông tin cơ bản về cây chay
Cây chay có tên gọi khác là chay vỏ tía, chay ăn trầu, chay bắc bộ,..đồng thời có tên trong khoa học là Artocarpus tonkinensis A. Chev.
Tìm hiểu tất cả đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa phong thủy của cây chay
Nguồn gốc
Không có bất cứ nguồn tài liệu hay sách vở này ghi rõ về nguồn gốc của loài cây này. Nhưng theo như tìm hiểu của chúng tôi, dường như nguồn gốc của chay chính là ở Việt Nam. Bởi không thấy sự xuất hiện của chay ở các quốc gia khác.
Ban đầu cây mọc hoang dại ở các khu vực đồi núi, song về sau này khi con người phát hiện ra loài cây này đem đến nhiều tác dụng mới bắt đầu nhân giống về trồng trong các khu sân vườn nhà.
Hiện nay, cây được trồng nhiều tại các tỉnh phía Bắc như là Nam Định, Bắc Cạn, Hà Nam, Lào Cai,…và xuất hiện rải rác ở một số các tỉnh thuộc vùng trung du duyên hải.
Tham Khảo: quả chay có tác dụng gì
Đặc điểm
Chay thuộc dòng cây thân gỗ, sức sinh trưởng mạnh mẽ, ưa ánh sáng và phát triển tốt nhất khi được trồng trên đất feralit.
Cây khi trưởng thành tối đa sẽ đạt độ cao khoảng từ 10m đến 15m. Thân cây nhẵn, phần cành non thì có lông ngắn màu hung nâu. khi cành càng già thì sẽ chuyển dần sang màu xám nâu.
Lá chay mọc so le nhau, phần trên của lá nhẵn bóng, phần dưới lá thì có thêm đường gân. Lá hình bầu dục có chiều dài khoảng 20-25cm.
Vào mùa đơm hoa kết trái khoảng tháng 3-4. Hoa chay mọc đơn độc ở dưới kẽ lá và đó cũng chính là vị trí ra quả sau này.
Quả chay khi xanh có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, bên trong ruột đỏ hồng có nhiều hạt màu trắng và khá nhiều nhựa. Khi ăn có vị chua nhẹ.
Cây chay có mấy loại?
Hiện tại, chay chỉ có 2 loại chính, một là chay đỏ và hai là chay xanh. Nhìn chung về đặc điểm cùng hình dáng cây của 2 loại chay này không có gì quá khác biệt lớn. Đặc điểm khác biệt duy nhất là về quả chay. Chay đỏ thì phần ruột đỏ hơn so với loại chay xanh.
Công dụng của cây chay
Vốn dĩ, chay được đưa về trồng phổ biến trong các vườn nhà là bởi chay mang đến nhiều công dụng nhiều lợi ích cho cuộc sống và sức khỏe con người.
Chay mang đến nhiều công dụng cả trong đời sống hàng ngày lẫn y học
Đối với đời sống hàng ngày
Trong cuộc sống hằng ngày, chay đóng vai trò là một gia vị để chế biến nhiều các món ăn ngon, chẳng hạn như canh cá, canh chua, cá kho,..
Ngoài ra, chay chín còn là một món tráng miệng yêu thích của nhiều người. Ăn kèm với súp muối ớt càng ăn càng ngon.
Trong y học
Trong y học, chay đóng vai trò là vị thuốc chữa bệnh, cụ thể như:
- Ức chế miễn dịch: trong thành phần của quả chay có chứa đến 4 thành phần có lợi như alphitonin, maesopsis, artonkin và kaempferol. Có tác dụng ức chế miễn dịch, ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ung thư, đặc biệt là các tế bào ung thư liên quan đến tủy xương.
- Giảm đau, kháng viêm: trong dịch chiết của lá chay mang lại tác dụng ức chế sản xuất cytokine giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả.
- Ngoài ra, quả chay trong y học cổ truyền còn có thể giúp cầm máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm ho,..Bộ phận lá rễ thì giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm tê thấp, giảm khí hư,..
Tìm Hiểu: ý nghĩa phong thủy của cây chay
Cách sử dụng cây chay & một số lưu ý
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi người để điều chỉnh liều lượng, cách dùng tương đương. Có thể sử dụng ngoài da, sử dụng sắc thuốc, sử dụng ăn hoặc nấu trực tiếp. Mặc dù chay khá lành tính nhưng cũng cần phải chú ý:
- Cẩn trọng với phụ nữ đang có thai và đang cho con bú
- Cẩn trọng với người mẫn cảm với thành phần trong chay
Ý nghĩa phong thủy của cây chay
Nhắc đến ý nghĩa phong thủy của loài cây này, mặc dù không tìm được bất cứ một tài liệu nào ghi chép liên quan. Nhưng trên thực tế, với tất cả những gia đình, những người đã trồng chay đều công nhận chay mang đến sự thịnh vượng, vững chãi và cả sự bảo vệ, che chở. Hơn nữa, chay còn thu hút nhiều điều tích cực cho gia đình luôn được vui vẻ, hạnh phúc.
Chay mang đến nhiều điều may mắn, tốt lành
Nơi tốt nhất để trồng cây chay
Với đặc tính riêng của cây chay, cây sẽ phù hợp nhất để trồng ở khu vực ngoài trời, trong sân vườn chứ không nên trồng ở trong nhà.
Vị trí lý tưởng nhất để trồng loài cây này vừa giúp cho cây phát triển tốt mà lại hợp phong thủy đó là vị trí trước nhà. Nhưng không phải là đối diện cửa chính đâu, mà trồng lệch sang bên phải hoặc bên trái cửa chính. Bởi nếu trồng đối diện cửa chính khi cây lớn không những là cây cản trở đường đi. Mà theo phong thủy cây lớn trước cửa nhà còn giống như là một vật cản ngáng đường khiến cho sinh khí, tài lộc, thịnh vượng không thể đến với gia đình.
Cách trồng và chăm sóc cây chay phong thủy
Để trồng được cây, trước tiên đương nhiên là bạn sẽ cần phải chọn mua cây giống. Nên chọn mua các cây nhỏ có chiều cao khoảng từ 50-70cm, như vậy khi trồng cây sẽ dễ dàng thích nghi hơn là các cây lớn. Đồng thời cây phải tươi tốt, có nhiều nhánh, nhiều cành đặc biệt không được có lá úa.
Mua được cây, sau đó thực hiện theo từng bước dưới đây:
- Bước 1: Xác định vị trí và đào hố trồng cây. Tùy thuộc vào kích thước của cây để đào hố phù hợp. Nếu là cây có kích thước 50-70cm như chúng tôi gợi ý bên trên thì đào hố tầm 40x40x40cm là hợp lý.
Cây giống đạt tiêu chuẩn
- Bước 2: Trộn phân lân và phân NPK và vôi bột vào trong hố trồng cây. Nếu có thể thì nên ủ trước khoảng 1 tháng sau đó mới trồng cây xuống sẽ tốt hơn. Còn không thì trồng luôn cũng được.
- Bước 3: Rạch phần túi nilon trên bầu đất của cây và đặt cây xuống hố. Lấy đất lấp đầy hố sao và nén đất chặt xuống sao cho giữ được cây thẳng. Trồng xong lấy nước tưới luôn cho cây là hoàn tất quá trình trồng cây chay.
Cách chăm sóc & phòng trừ bệnh cho cây chay
Mỗi ngày phải chăm chỉ tưới cho nước cho cây ít nhất một lần. Đặc biệt là vào những ngày thời tiết nắng nóng hay là ngày khô hanh lại càng cần chăm chỉ tưới nước cho cây hơn.
Còn đối với thời tiết mưa nhiều thay vì tưới nước cho cây thì bạn cần chú ý để xới đất tạo đường thoát nước tránh tình trạng thối rễ, ngập úng.
Đồng thời thường xuyên diệt trừ cỏ dại mọc xung quanh cây. Bởi nếu cỏ dại mọc quá nhiều sẽ hút hết chất dinh dưỡng của cây khiến cho cây phát triển chậm, kém phát triển.
Về vấn đề sâu bệnh thì thật sự cây không gặp quá nhiều vấn đề sâu bệnh nên bạn cũng không phải lo lắng quá nhiều. Một năm phun thuốc phòng trừ sâu bệnh khoảng 1-2 lần là đủ.
Một số hình ảnh cây chay
Cùng với chúng tôi chiêm ngưỡng một số các hình ảnh về cây chay trưởng thành đẹp nhất hiện nay:
Chay cổ thụ cao lớn dáng đẹp được giao bán với giá cao ngất ngưởng
Chay cảnh thế đẹp
Hình ảnh cây chay cổ thụ
Hy vọng với những chia sẻ về đặc điểm, tác dụng cũng như ý nghĩa phong thủy của cây chay bên trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cây này. Nếu bạn còn vấn đề thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ website Chợ Sinh Vật Cảnh hoặc để lại bình luận dưới bài viết để được tư vấn giải đáp trong thời gian sớm nhất.