Từ xưa đến nay, cây sung xuất hiện trong rất nhiều dịp lễ tết tại nước ta đặc biệt như mâm ngũ quả ngày tết thì không thể thiếu quả sung. Vậy cây sung có đặc điểm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.
Đặc điểm cây sung
Cây sung là cây trồng quen thuộc tại Việt Nam thuộc chi chi Ficus, họ dâu tằm có tên đầy đủ theo khoa học là Ficus glometara Roxb.var.chittagonga king. Cây sung là cây nhiệt đới có nguồn gốc và được trồng nhiều tại các nước Châu Á và bán đảo Đông Dương.
Đặc điểm cây sung
Cây sung thuộc họ cây thân gỗ có vỏ cây bên ngoài màu xanh, thường có thân to và cấu trúc cành lá xum xuê với chiều cao trung bình từ 6 – 10m. Phần lá cây sung là dạng lá đơn nên có kích thước nhỏ vừa và đặc biệt viền lá sung sẽ có hình răng cưa. Các lá sung khi già thường có những đốm u lồi trên mặt lá do ký sinh gây ra.
Tác dụng của cây sung
Tác dụng của cây sung
- Cây sung có thân cao, tán lá rộng có khả năng chịu được thời tiết nóng tại Việt Nam rất thích hợp để trồng làm cảnh, trang trí tại các biệt thự, vườn nhà,…
- Lá sung và quả sung ăn thường với các món như thịt dê cuốn lá sung, thịt heo luộc cuốn lá sung, gỏi cá lá sung,…
- Quả sung ngâm chua ngọt vừa có thể ăn kèm với món ăn và tốt cho tiêu hóa
- Quả sung sấy khô làm mứt hoặc nấu với nước đường để làm nước giải khát
- Quả sung cũng được dùng phổ biến trong các bài thuốc trị bệnh như nhuận phế, thanh nhiệt. Còn rễ và lá cây cũng có công dụng giúp hạ hỏa, thanh nhiệt, mát gan, dễ ngủ…
Tham Khảo: cây sung có hoa không
Ý nghĩa cây sung
Quả sung mang ý nghĩa tròn đầy, sung mãn khi dâng hướng cho gia tiên với mong ước cầu gia đình bình an, ấm no.
Ý nghĩa của cây sung, quả sung
Còn đối với phong thủy thì cây sung có sức sống mãnh liệt với hình dáng cao, sáng sủa và có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt tại các nước nhiệt đới. Chính vì thế tại các khu resort hoặc trong các công ty lớn, biệt thự thường ưa chuộng trồng cây sung để trang trí. Ngoài ra có quan niệm cho rằng trái sung mọc ra từ thân cây có hình dáng căng tròn còn mang đến năng lượng thu hút tiền tài đem lại may mắn, sung túc cho gia chủ
Tuổi nào trồng cây sung tốt?
Cây sung có nhiều ý nghĩa và lành tính nên mọi tuổi đều có thể trồng cây sung vì chúng mang đến sự may mắn, sung túc cho mọi người. Tuy nhiên nghiên cứu sâu hơn thì cây sung có bản mệnh là mệnh mộc nghĩa là đất. Điều này cho thấy nếu gia chủ là người mệnh mộc và mệnh hỏa sẽ có sự tương trợ tốt vượt trội hơn các tuổi khác. Cây này sẽ tương trợ cho gia chủ làm ăn phát tài và có sự nghiệp sáng sủa, gia đình thì luôn ấm no, trọn vẹn.
Có bao nhiêu loại sung?
Cây sung có mấy loại?
- Cây Sung Tía: có đọt màu đỏ và quả có màu tía đậm.
- Cây sung rừng ( Cây Ngái): có hình dáng giống cây sung nhưng thường có quả lớn hơn quả sung và khi chưa chin thì quả có màu trắng nhạt. Là cây mọc dại nên nhiều người cho rằng đây không phải cây sung và quả của chúng thì có độc. Chính vì thế cây sung rừng thường trồng làm kiếng là phổ biến hơn trồng để lấy quả ăn.
- Cây Sung nếp: lá cây sung nếp có hình dáng hơi bầu và thuôn. Mặt lá trơn mịn láng bóng nhưng mép lá thường có 1 – 4 răng cưa. Phần mầm cây sung nếp thì có màu đỏ, hồng. Phần thân có màu nâu xám và được phủ lớp phấn mỏng. So với sung thường thì để nhận biết quả sung nếp là chúng sẽ có núm lõm. Khi ăn quả sung nếp giòn hơn quả sung thường.
- Cây Sung tẻ: Mầm cây sung tẻ thường có màu xanh. Phần lá dài hơn 20 cm với hình dáng nhọn như ngọn giáo. Khác với lá sung nếp, lá sung tẻ có bề mặt nhám, có lông và không có răng cưa. Quả của cây sung tẻ thì lại có núm lồi. Về vị thì cũng giòn và ngon như quả sung nếp.
Xem Thêm: tạo thế cây sung cảnh đẹp
Hướng dẫn cách trồng cây sung
Đất trồng
Cây sung có khả năng chịu hạn tốt và dễ sinh trưởng trong các điều kiện môi trường. Đất dùng để trồng cây sung nên có độ pH < 7 là điều kiện tốt nhất dành cho bé. Tỷ lệ phân bón bổ sung cùng với đất trồng tỷ lệ 4-8-12 hoặc 10-20-25
Đất trồng cho cây sung có độ ph<7
Chậu trồng cây sung
Bộ rễ của cây sung có độ phát triển nhanh vì thế khi trồng cây sung cần có chậu đấy và giá thể lớn. Chậu cây sung nên sử dụng vại sành lớn hơn đường kính của bộ rễ sung khoảng 1,5 lần để đảm bảo không gian phát triển cho bộ rễ. Tốt nhất nên trồng cây sung vô đất trồng thay vì trồng trong chậu hay vại.
Chậu trồng cây sung
Cách trồng cây sung
Khi mua cây sung về thì nên thay chậu ngay để giúp cây có thể phát triển tốt nhất. Không nên rút cây trực tiếp từ chậu lên mà nên dùng kéo, dao để rọc dọc theo thân chậu và lấy cây ra nhẹ nhàng tránh làm đứt rễ.
Sau đó đặt cây vào chậu mới và thêm đất và phân bón cho đầy chậu. Lưu ý tưới nước làm ẩm đất từ mọi phía của chậu cây mới.
Cách trồng cây sung
Hướng dẫn chăm sóc cây sung
Nhiệt độ
Cây sung là dòng cây chịu nhiệt tốt nên tại các khu vực có nhiệt độ cao lên đến 35 độ C thì cây vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây sung
Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp cho sung là 15 – 25 độ C, nhưng sự phát triển của thân cây sẽ không bị tổn hại ngay cả khi nhiệt độ lên đến 35 độ C.
Tuy nhiên cây sung không thể chịu lạnh tốt nên vào mùa thu hoặc mùa đông nếu trồng ở miền Bắc thì cần chuyển cây sung vô nha nhưng không để gần các thiết bị sưởi thì điều này sẽ khiến cho cây dễ bị mất nước.
Cây sung có khả năng chịu hạn tốt
Nước
Cây sung chịu hạn tốt nên việc tưới nước không cần tưới quá nhiều sẽ khiến cho cây sung bị ngập úng và hư bộ rễ. Trường hợp đất quá khô thì cây sẽ sinh trưởng yếu đi.
Để vỏ có màu đẹp, da căng bóng thì vào mùa kết trái chúng ta cần tưới đủ nước cho cây để quá trình sinh trưởng thuận lợi hơn. Mùa hè nắng khô thì chúng ta cần bổ sung thêm nước để giữ cho cây luôn có độ ẩm nhất định. Vào những ngày mưa thì hạn chế tưới nước vì lúc này cây đã có đủ nước để sinh trưởng
Nên giữ ẩm cho cây sung vào thời tiết nắng nóng
Ánh sáng
Cây sung ưa ánh sáng mặt trời và cần được đặt ở nơi có đủ ánh nắng để phát triển. Vào mùa hè, ánh nắng gay gắt cũng có thể làm cho lá sung bị héo và yếu vì thế dễ dẫn đến sâu bệnh, rầy.
Cắt tỉa
Tạo dáng: Cây sung có độ sinh trưởng khá nhanh vì thế cần được chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên để giữ dáng đã tạo cho cây.
Kết trái: để tăng khả năng kết trái cho cây sung thì chúng ta tỉa từ 4 – 5 cành khỏe để kết trái đúng cách. Thời gian cắt tỉa cây sung kết trái tốt nhất vào mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm.
Cắt tỉa thường xuyên để tạo dáng và giúp sung kết trái tốt
Phân bón
Cây sung thích hợp tưới phân lỏng và tần suất thích hợp nhất là khoảng 4 – 5 lần 1 tuần. Có thể dùng phân hữu cơ tự ủ hoặc các loại phân có sẵn trên thị trường
Trồng sung ở đâu tốt nhất
Trồng cây sung ở đâu là tốt nhất
Cây sung có ý nghĩa phong thủy nên vị trí trồng cây sung cũng được nhiều người quan tâm. Cây sung thích hợp nhất để ở trong vườn nhà hoặc ở trước cửa nhà. Nhưng chúng ta cũng cần một số lưu ý khi trồng cây sung:
- Hạn chế để cây sung chắn giữa lối đi vào cũng như ngay tại chính giữa cổng nhà vì điều này sẽ khiến cho vận khí tốt không thể đến với gia chủ.
- Kích thước của cây sung cũng nên phù hợp với kích thước của sân vườn hoặc ngôi nhà để hài hòa cân đối thẩm mỹ.
Hy vọng bài viét chi tiết của Chợ Sinh Vật Cảnh chúng tôi đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin về cây sung cũng như cách trồng cây sung. Nếu bạn cần giải đáp thắc mắc về các loại thú nuôi hoặc cây cảnh thì hãy truy cập ngay Chợ Sinh Vật Cảnh nhé.