Cây Mắc Ca | Thông Tin, Đặc Điểm & Hướng Dẫn Trồng Mắc Ca Năng Suất Cao

Hạt mắc ca là loại hạt thuộc nhóm ngon nhất thế giới. Chính vì thế mà cây mắc ca đã được nghiên cứu và nhân giống ở nhiều nơi trong đó có Việt Nam. Loại cây này có đặc điểm gì? Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca có khó không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những điều này trong bài viết ngay sau đây nhé.

Cây mắc ca có nguồn gốc từ châu Đại dương

Cây mắc ca có nguồn gốc từ châu Đại dương

Thông tin, đặc điểm của cây mắc ca

Cây mắc ca có tên khoa học là Macadamia. Chúng là một loại cây thân gỗ thuộc họ Proteaceae và bắt nguồn từ châu Đại dương.

Mắc ca được trồng rất nhiều ở những vùng đất có khí hậu nhiệt đới như Australia, Brazil, Indonesia, New Zealand, Kenya và Nam Phi. Trong đó Australia là nơi trồng và sản xuất hạt mắc ca lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nếu để nói hạt mắc ca ở đâu ngon nổi tiếng thì phải kể đến vùng đất Hawaii.

Theo thống kê của các nhà khoa học thì có tới 7 loại cây macca trên thế giới hiện nay. Nhưng trong đó chỉ có 2 loại ăn được đó là mắc ca vỏ mịn (Macadamia integrifolia) và mắc-ca vỏ thô (Macadamia tetraphylla).

Lá của cay mac ca gồm hai loại đó là mép có răng cưa và mép nguyên. Hoa của chúng sẽ nở rộ từ tháng 12 cho đến tháng 2 năm sau. Hoa trưởng thành mọc theo chùm, tự bông sẽ có chiều dài từ 15-25cm. Màu sắc của hoa trắng hoặc hồng. Chúng không phát ở đầu cành mà lại mọc ra từ nách của lá đối với những cành 1,5-2 tuổi. Hoa mọc hoàn toàn độc lập so với phát lộc cành non.

Quả mắc ca có hình tròn như hòn bi hoặc trái đào. Khi chín, vỏ quả sẽ khô lại và có một chút nứt. Nhân bên trong màu trắng. Khi chín quả sẽ tự rụng xuống (trừ dòng OC).

Tìm Hiểu: cây mắc ca để làm gì

Công dụng của cây mắc ca

Cây mắc ca có rất nhiều công dụng khác nhau. Khi sử dụng đúng cách sẽ mang đến những hiệu quả đó là:

  • Giảm nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan đến tim mạch.
  • Cải thiện hội chứng chuyển hóa cũng như bệnh tiểu đường.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đối với những ai sử dụng thường xuyên.
  • Bảo vệ sức khỏe não bộ của người dùng.
  • Hỗ trợ giảm cân lành mạnh.
  • Cung cấp canxi và magie giúp xương chắc khoẻ.
  • Giúp giữ ẩm cho làn da của người dùng.
  • Hạt mắc ca cũng rất tốt cho bà bầu.

Loại quả này có nhiều công dụng đối với người dùng

Loại quả này có nhiều công dụng đối với người dùng

Kỹ thuật trồng cây Mắc ca

Hạt mắc ca được nhiều người dùng yêu thích lựa chọn, mang đến giá trị kinh tế cao chính vì thế mà việc trồng loại cây này được nhiều người lựa chọn. Sau đây là kỹ thuật trồng cây mắc ca dành cho những ai đang quan tâm.

Đặc điểm sinh trưởng

Để trồng cây mắc ca một cách hiệu quả, điều đầu tiên mà bạn cần ghi nhớ, tìm hiểu đó chính là đặc điểm sinh trưởng của chúng. Từ đó mới biết được cây mắc ca phù hợp với loại đất nào và nơi bạn sinh sống có phù hợp để trồng loại cây này hay không.

– Nhiệt độ: Cây Mắc ca có khả năng chịu lạnh tương đối. Nhiệt độ phù hợp để trồng mắc ca sẽ là từ 13-32 độ C. Đặc biệt, trong giai đoạn ra hoa, nhiệt độ yêu cầu là từ 17 cho đến 20 độ C.

– Lượng mưa: Để cây sinh trưởng, phát triển thì cần phải có lượng mưa trung bình là khoảng 1500 – 2500mm.

– Đất: Đảm bảo tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt. Có tầng canh tác sâu 1m, Độ pH thích hợp là 5-6.

– Địa hình: Nên trồng mắc ca ở vùng đất dốc dưới 150 trở xuống.

– Gió: Loại cây này chịu gió kém, nên chọn địa điểm trồng có ít gió bão. Nếu cần thì trồng xen với các loại cây chắn gió khác.

– Cây Mắc ca là cây ưa sáng.

Chọn cây ghép làm cây giống

Để có năng suất cao thì bạn nên trồng cây ghép với các dòng khác nhau chứ không nên trồng thực sinh. Nếu trồng từ hạt sẽ bị phân ly. Cây giống phải có chiều cao từ 60cm đến 1m. Cây ghép phải có chồi ghép đã liền vết sẹo với chiều cao từ 25-30cm.

Nên chọn cây ghép để trồng cho hiệu quả cao

Nên chọn cây ghép để trồng cho hiệu quả cao

Phương thức và mật độ trồng cây

Tùy theo từng giống cây cũng như vị trí vườn cây, chúng ta sẽ lựa chọn mật độ trồng phù hợp.

Mật độ trồng cây mắc ca thuần từ 200 – 300 cây/ha. Đẹp nhất là 1 trong 3 lựa chọn sau:

  • 278 cây/ha với khoảng cách giữa các cây trồng là 9m x 4m.
  • 222 cây/ha với khoảng cách trồng là 9m x 5m.
  • 200 cây/ha khoảng cách trồng là 10m x 5m.

Nếu trồng cây Mắc ca xen cùng với các loại cây công nghiệp khác như chè, cà phê thì chỉ nên trồng khoảng 70 cây/ha. Như vậy khoảng cách giữa các cây là 12m x 12m.

Thời vụ trồng

Nên trồng cây vào đầu mùa mưa tức là khoảng tháng 6-7 hàng năm.

Quá trình làm đất, đào hố và bón lót

– Sau khi quy hoạch vùng trồng cây mắc ca, bạn phải tiến hành phát dọn thực bì và làm sạch cỏ. Trong trường hợp trồng mắc ca ở đất dốc thì phải tạo bậc thang.

– Đào hố: Kích thước hố để trồng cây mắc ca tiêu chuẩn là: 1 x 1 x 1m hoặc 0,8 x 0,8 x 0,8m. Để lớp đất đáy và đất mặt mỗi loại một bên. Phơi ải khoảng 15-20 ngày thì mới lấp hố.

– Bón lót: Sử dụng phân chuồng hoai mục để bón. Trộn 15 kg phân cùng cùng với 0,25 –0,5kg vôi bột để bón cho 1 hố. Phần đất đáy đào hố trước đó bạn lấp lên trên cho đầy hố.

Thời gian đào đất và lấp hố cần phải hoàn thành trước khi trồng khoảng 15- 20 ngày.

Trồng cây macca

Cách trồng cây mắc ca như sau: Bạn vận chuyển cây giống nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bầu đất. Sau đó xé bỏ vỏ nilon và đặt cây ngay ngắn ở giữa rồi lấp đất lèn chặt. Để tránh úng nước nên lấp đất kín mặt bầu theo hình mâm xôi.

Bỏ thuốc Basudin vào trong hố trước và sau khi trồng để phòng trừ mối hại. Cuối cùng là cắm cọc cố định thân cây Mắc ca.

Sau khi trồng cây mắc ca được khoảng từ 20-30 ngày, cần tiến hành kiểm tra xem có trồng dặm cây bị chết hay không. Đồng thời chỉnh sửa ngay ngắn các cây bị nghiêng đổ.

Khoảng 30 – 40 ngày sau khi trồng thì phát dọn dây leo cũng như làm cỏ xới đất quanh gốc. Mỗi gốc đường kính 0,8-1m. Sau 40-50 ngày thì tiếp tục làm lần 2. Duy trì thực hiện mỗi năm 1 lần trước khi bón phân.

Bón thúc cho cây trong thời điểm ra hoa và trái mắc ca. Đồng thời tỉa cành, tạo tán cho cây để giúp chúng được thông thoáng và giảm sâu bệnh hại.

Chú ý để trồng mắc ca hiệu quả

Chú ý để trồng mắc ca hiệu quả

Trồng xen cây ngắn ngày

Trong những năm đầu khi mới trồng mắc ca, cây sẽ chưa khép tán. Bạn có thể trồng xen thêm các cây ngắn ngày như: đậu, bắp, hoa màu… Như vậy sẽ giúp hạn chế cỏ dại và giữ ấm cho đất. Nên trồng cây xen cách gốc mắc ca khoảng 1m và không để cây trồng xen che bóng của mắc ca.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Khi tìm hiểu về kỹ thuật trồng mắc ca, người nông dân cũng cần quan tâm đến các loại sâu bệnh có thể xuất hiện để phòng trừ hiệu quả. Những loại sâu bệnh thường gặp đó là:

– Bệnh hoa bị héo và rụng. Khi đó nên phun thuốc có hoạt chất Benomyl, Carbendazim, Thiophanate-methyl,…

– Bệnh vỏ quả có nốt sẽ sử dụng Cupric Hydroxide Cu(OH)2 77% pha loãng 300 – 800 lần để phun.

– Bệnh hại thân cây sử dụng sơn trắng trộn với các loại thuốc.

– Côn trùng thường xuất hiện khi cây ra quả. Nên phun thuốc từ khi ra hoa.

Thu hoạch hạt Mắc ca

Cây mắc ca ghép sẽ có quả bói sau 3-4 năm trồng. Sau 10 năm tì sẽ cho quả ổn định. Thời gian thu hoạch từ tháng 7-9.

Khi hạt rụng xuống thì thu hoạch. Sau 24 giờ thu hoạch phải bóc vỏ ngay trong 24 giờ. Sau đó cho vào sấy khô luôn.

Tìm Hiểu Thêm: cách tách hạt macca

Một số lưu ý khi sử dụng hạt mắc ca

Người lớn chỉ nên ăn khoảng 15 hạt tương đương 30 gam hạt mắc ca mỗi ngày. Không nên ăn nhiều vì chúng có chứa nhiều chất béo.

Không nên ăn hạt mắc ca quá nhiều

Không nên ăn hạt mắc ca quá nhiều

Trên đây là những thông tin cơ bản có liên quan đến cây mắc ca. Chợ Sinh Vật Cảnh hy vọng đã có thể giúp bạn hiểu để lựa chọn và trồng phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *