Hướng dẫn kỹ thuật trồng mít Thái cho năng suất cao

Với hương vị thơm ngon, hấp dẫn, mít là loại quả được nhiều người yêu thích lựa chọn. Có rất nhiều giống mít khác nhau trong số đó phải kể đến mít thái. Đây là giống cây ăn quả dễ trồng có năng suất cao. Từ đó mang đến giá trị kinh tế bền vững cho người trồng. Cùng tìm hiểu về kỹ thuật trồng mít thái để áp dụng nếu bạn đang muốn phát triển giống cây này nhé.

Mít thái là giống cây cho năng suất cao

Mít thái là giống cây cho năng suất cao

Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây mít thái

Trước khi đến với kỹ thuật trồng mít thái lan, bạn cần nắm rõ về điều kiện sinh trưởng cũng như phát triển của giống cây này. Từ đó tạo môi trường thích hợp để cây phát triển thuận lợi nhất.

Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng

Cây mít Thái là một loại cây ăn quả nhiệt đới. Chính vì thế, môi trường phù hợp nhất cho cây sinh trưởng sẽ là ở nhiệt độ cao. Khoảng nhiệt thích hợp sẽ từ 21 – 30ºC.

Mít thái có bộ rễ ăn sâu xuống đất. Nhờ vậy mà chúng có khả năng chịu hạn khá tốt với thời gian lên đến 4 tháng. Từ những đặc điểm này có thể khẳng định Việt Nam là một quốc gia có điều kiện thuận lợi để trồng mít thái.

Về các loại đất để trồng mít thái cũng rất đa dạng. Chúng có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Từ đất thịt, đất xám đến đất đỏ bazan thậm chí là đất dốc và nhiều đá ở đồi núi.

Điều quan trọng nhất đối với đất trồng mít thái đó là phải có khả năng thoát nước tốt để hạn chế tình trạng ngập úng cho cây. Nếu để cây úng nước sẽ dễ bị sâu bệnh và làm ảnh hưởng đến chất lượng chất lượng của quả khi đến màu thu hoạch.

Thời vụ trồng mít thái

Việc lựa chọn thời vụ thích hợp cũng là một điều quan trọng trong kỹ thuật trồng mít thái mà bạn cần ghi nhớ. Để giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất thì nên trồng cây vào mùa mưa. Như vậy kỹ thuật trồng mít thái ở miền bắc thích hợp nhất là vào tháng 3, tháng 4. Còn đối với miền Nam là khoảng tháng 5 đến tháng 7.

Cây thích hợp nhất là trồng vào mùa mưa

Cây thích hợp nhất là trồng vào mùa mưa

Kỹ thuật trồng Mít Thái

Nếu xét thấy cây mít thái chính là giống cây chủ lực mà bạn sẽ lựa chọn để trồng thì hãy cùng bắt tay vào trồng cây với những việc cần làm sau đây:

  • Đầu tiên về mật độ để trồng mít thái thích hợp nhất sẽ là 300 – 350 cây/hecta.
  • Khoảng cách giữa các cây được tính theo hàng ngang và hàng dọc sẽ tương đương nhau rơi vào khoảng 5 – 6 mét.

Sau khi đã xác định được khoảng cách, bà con tiến hành đào gốc cũng như bổ sung phân bón cho từng gốc mít thái. Đối với những khu vực trồng có đất bằng phẳng, chúng ta đặt bầu cây nằm ngang so với mặt đất. Còn đối với những nơi đất dốc thì bà con nên chú ý đặt bầu cây giống thấp hơn từ 20 – 25 cm.

Trước khi vùi bầu vào đất bạn nhớ cắt bỏ phần đáy nhé. Sau khi lấp đất xong, bạn hãy cắm cọc để cố định vị trí của cây mít. Như vậy chúng sẽ không bị đổ nếu gặp mưa bão.

Hãy tưới nước ngay sau khi hoàn tất việc trồng mít thái. Bạn cũng có thể trồng xen mít thái cùng với các giống cây ngắn ngày ví dụ như ngô, đậu,… Điều này sẽ giúp giảm tình trạng đất trồng sẽ bị rửa trôi cũng như cỏ dại phát triển mạnh ăn mất dinh dưỡng của cây.

Kỹ thuật trồng mít thái không quá khó

Kỹ thuật trồng mít thái không quá khó

Tham Khảo: các loại mít

Kỹ Thuật chăm sóc cây Mít Thái

Vệ sinh đất trồng cây mít thái giúp loại bỏ cây cỏ dại sẽ hạn chế tối đa việc cây bị cạnh tranh dinh dưỡng. Chú ý cuốc nông ở bề mặt còn ở gần gốc thì nên nhổ cỏ thủ công.

Tưới nước cho cây thường xuyên khi mới trồng để lan toả dinh dưỡng trong đất. Từ đó cây hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. Sau đó từ 1 năm trở đi thì hạn chế tưới đặc biệt là vào mùa mưa. Chú ý không để cây bị úng, trũng.

Bón phân cho cây mít thái bằng các loại phân hữu cơ hà lan hoặc NPK. Như vậy người trồng sẽ dễ dàng kiểm soát chất lượng trái hơn. Kỹ thuật bón phân như sau: Đào các hố với kích thước 80 x 80 x 80 cm. Sau đó mỗi hố bạn dùng khoảng 2 – 3 kg phân Organic 1. Kết hợp với phương pháp ủ rơm và tưới nước. Sau 20-30 ngày mới trồng cây.

Việc bón thúc sẽ tuỳ theo tình trạng dinh dưỡng của đất cũng như nhu cầu của cây trong từng giai đoạn phát triển.

Tỉa cành và tạo tán cho cây khi chúng cao hơn 1 mét. Khi cây đã phát triển thì tỉa khoảng 2-3 lần/năm vào thời điểm khô ráo và có nhiệt độ không quá cao.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây Mít Thái

Có những loại sâu bệnh hại cây mít thái sau đây mà bạn cần phải chú ý để phòng trừ.

Sâu hại

  • Sâu đục thân, cành: Thường thành trùng và đẻ trứng trên lá hoặc trái non sau đó sẽ đục vào thân cành của cây. Biện pháp xử lý đó là sử dụng xịt thuốc trừ sâu trong giai đoạn mà lá và trái non bắt đầu ra. Các loại thuốc có thể sử dụng là: Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC…
  • Ruồi đục quả: Ruồi đẻ trứng vào quả già từ đó khiến quả bị thối nhũn. Để tiêu diệt ruồi đực không cho chúng đẻ trứng thì bạn có thể sử dụng chất dẫn dụ sinh học. Ngoài ra, có thể bọc mít hoặc dùng các loại thuốc như trebon 10 Nd, decis 25 ec…
  • Sâu đục quả: Loại sâu hại này sẽ làm giảm chất lượng cũng như sản lượng của cây. Chúng khiến cho quả mít bị hư hỏng và rụng sớm. Nên dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sâu hại hoặc bọc quả khi chúng bắt đầu bước vào giai đoạn quả rụng sinh lý.
  • Ngài đục quả: Con ngài thường chích hút quả mít chín vào ban đêm. Sử dụng biện pháp tương tự như sâu đục quả.

Lưu ý để tránh sâu bệnh hại cho mít thái

Lưu ý để tránh sâu bệnh hại cho mít thái

Bệnh hại

  • Bệnh thối nhũn: Trên phần thân gốc cũng như bề mặt của cây sẽ có xuất hiện nhiều hạch nấm tròn dày đặc. Khả năng lây lan của các hạch mầm này rất nhanh khiến cho gốc cây bị teo và non chết. Bạn nên sử dụng phân hoai mục và tạo cho mít có sự thông thoáng, khô ráo để hạn chế mắc bệnh này. Ngoài ra bạn cũng có thể xử lý các nguyên liệu bằng thuốc Kitazin, Rovral, Ridomil…
  • Bệnh thối gốc, chảy nhựa: Ở gốc mít xuất hiện các vết loét và rỉ nước dịch. Phần gỏ ở gốc có mùi thối và trên bề mặt gỗ ẩm ướt, có màu thâm đen. Lá vàng, rụng và cây từ từ chết đi. Biện pháp hạn chế tình trạng này đó là nên trồng cây trên vùng đất cao ráo. Đồng thời dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc khi cần thiết để phun cho cây. Ví dụ như Ridomil, Aliette.

Tìm Hiểu: hạt mít có tác dụng gì

Thu hoạch và bảo quản Mít Thái đúng cách

Áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây mít thái sẽ cho năng suất và chất lượng cao. Từ đó, bạn có thể thu hoạch được những trái mít thơm ngon. Không giống như các loại mít khác, mít thái cho trái rất nhanh ngay từ năm đầu tiên sau khi trồng.

Sau đó, cây sẽ cho quả ổn định quanh năm. Vụ thu hoạch chính sẽ vào tháng 6, tháng 7 hằng năm. Quả mít thái già sẽ có các mắt nở căng. Vỏ chuyển từ màu xanh sang màu vàng nhạt nhìn rất đẹp mắt.

Mủ lỏng và trong. Khi dùng tay gõ vào vỏ sẽ kêu bồm bộp. Chỉ cần đứng gần đã có thể ngửi thấy mùi thơm là bạn đã phát hiện được quả nào chính. Chúng có thể tự chín ở nhiệt độ bình thường mà không cần giấm. Thời gian có thể bảo quản sau thu hoạch là trong 7 – 10 ngày.

Thu hoạch mít thái đúng thời điểm cho quả chất lượng nhất

Thu hoạch mít thái đúng thời điểm cho quả chất lượng nhất

Trên đây là kỹ thuật trồng mít thái Chợ Sinh Vật Cảnh muốn chia sẻ đến bạn. Hãy ghi nhớ để áp dụng chính xác. Từ đó cho năng suất và chất lượng quả như mong muốn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.